• TRĂNG BIÊN THÙY

    ... Một đời Công Nữ xây non nước
    Để lại lòng son với sử xanh...
    Tôn kính dâng lên 
    Công Nữ Nguyễn Phúc Ngọc Hòa 
    Tức Công chúa Ngọc Vạn 
    Công Nữ út của Chúa Nguyễn Phúc Nguyên
    ƯV.

  • Trường Ca Chiều Tím Đồi Sim

    Anh và em 
    Lên
    Đồi hoa sim 
    Ru
    Giấc mơ hoa ngọt ngào 
    Giữa chiều rưng rưng tím
    . . . . . . .

    Thơ Ưng Viên

  • Văn Tế Chiến Sĩ Trận Vong

         Thật tình, tôi đã rơi nước mắt khi Nhà nước đánh giá rằng Truyền thông Báo chí hiện nay sử dụng sai đến 50% Chữ và Tiếng Việt. Nên, tôi cho đăng bài Văn Tế này để cảm ơn. Và, tri ân các chiến sĩ trận vong...
         Kính dâng lên anh linh Thân phụ tôi là Nguyễn Phúc Hường Vân, người đã âm thầm, bền tâm, nhẫn nại trong công cuộc đắp xây nền Văn Hiến Truyền Thống Lạc Hồng và quyết chí bảo toàn Giòng Họ, Chữ Ta nhằm: chống lại những thứ Văn hóa ngoại lai mà từng thời kỳ lịch sử bọn thực dân và tay sai cố công áp đặt…
         Đồng kính dâng lên hương linh các anh hùng dân tộc như:
         Cậu Ba, Cậu Năm, Cậu Tám, Dì Giượng Chín, thầy Phong (hy sinh năm 1968), thầy Lê Trân, thầy Ngô Thạch Ủng, thầy Lê Đông (người dạy đàn Banjo, Mandoline, Khẩu cầm Armonica cho tôi) là những vị giáo sư tôn kính dạy kèm cho tôi thời Trung học...Và, các thầy tôi đã đem máu xương chính mình hòa vào công cuộc đấu tranh chống ngoại xâm. Để, xây dựng: Nền tự chủ cho đất nước Việt Nam này.

  • VỀ LẠI TUY HOÀ


    VỀ LẠI TUY HOÀ

    Thơ + Nhạc: NGUYỄN PHÚC ƯNG VIÊN
    KÍNH TẶNG: Giáo sư HUỲNH DIỆU VÀ GIA ĐÌNH
    - Thầy Lê Trân
    - Ông Ba
    - Bác Phấn
    - Bác Phạm Hoàng Hà
    - Anh Hồng Châu
    - Anh Phùng
    - Anh Tường
    - Anh Quát
    - Anh Đảm và đại gia đình

    Viết xong năm 1970

    .....
    Ta về đây Tuy Hoà ơi
    Mừng vui non nước đất trời nở bông
    Xanh xanh cỏ mượt trên đồng
    Xa xa dáng Vọng Phu lồng trời mây
    Đại ngàn xưa, Biên Khổn đây
    Những người mở cõi bàn tay dát vàng
    Dinh Ông chí khí ngút ngàn
    Núi Chúa còn vọng, tuôn tràn âm vang
    Bước chân ta dẫu trễ tràng
    Bình minh Lịch Sử còn đang trở mình
    Ngũ Mỹ chùm hỡi Hoà Bình
    Ngưỡng trông Ngũ Thạch nhớ hình Đá Bia
    Tiếng Tản Đà giữa canh khuya
    Nẫu lên Núi Chúa xẻ chia chút tình
    Lời Ông Cả vẫn đinh ninh
    Muôn sau Dân Tộc đắm tình Non Sông
    Tuy Hoà tình đó mênh mông
    Ủ bao thế hệ chờ trông tháng ngày.....
    Bánh da, Bánh dẻo, Bánh dày
    Bánh khoanh, Bánh rế, Bông giờ chợ Dinh.....
    .....
    Lòng ta thương nhớ vơi đầy
    Tuy Hoà ơi có nhớ ngày ấm êm
    Người xe chật ních như nêm
    Mềm môi muối é thịt chim vịt trời
    Nước sông Đà Diễn rã rời
    Xà hai con cá Liệt Xuôi gọi mời
    Dưa môn, bánh tráng khắp nơi
    Bánh gai giúp đỡ cho đời gieo neo
    Khoai Hạ, nước mía....

    Gửi Thế Luật và Đỗ Như:

    Bài này năm 1970 khi mới về nước, anh viết xong và phổ điệu Rumba; anh Tám Khùng ( Trần Quang Tám) khuyên anh hoà âm bản này. Thế Luật phải theo nay nhưng chỉ dùng Guita thùng, cò, tranh, bầu, kèn Tenor theo Rumba pha thính phòng điệu bài chòi và A lơ hò lờ của Bình Định Phú Yên. Chỉ nên ngâm không hát.

    Thế Luật nói với Đỗ Như gửi cho anh USB sau khi ngâm bài này để anh thẩm âm.

  • VIỆT NAM MẾN YÊU

    Tinh hoa trời đất giống nòi

    Nước non tú dục nên người Việt Nam

     

    VIỆT NAM MẾN YÊU

    Nhạc và lời: Nguyễn Phúc Ưng Viên

    Viết xong phn 1 năm 1954 - mi 12 tui

    Viết xong phn 2 năm 1971 - mi hơn 28 tui

    Tại Huế

  • ĐÂY TỔ QUỐC VIỆT TÔI YÊU

    ĐÂY TỔ QUỐC VIỆT TÔI YÊU

    Nhạc và Lời: NGUYỄN PHÚC ƯNG VIÊN

     Tặng:     Vũ Hân – Tân Chí Linh

      Nguyễn Mạnh Đan, Trịnh Đình Thu – Đống Đa

    Con cháu Rồng Tiên sẵn sàng lên đường cứu nước

    Dư uy ngàn xưa khí phách rền vang.

    Cờ Tổ Quốc tung bay toàn Dân tộc

    Việt Nam! Việt Nam! Vạn Kỷ tỏa rạng khắp năm châu

    Tổ Tiên ta giòng giống Lạc Long

    Muôn năm qua vẫn ấm no, vững bền trước bao giặc dữ

    Trên Thế Giới đã tuyên ngôn, vẫn di truyền gươm báu

    Cho Hòa Bình bao thế hệ cháu con

    .....

  • ĐOÀN VIÊN

    Mời em cạn hết chén này
    Dưới trăng ta uống nhớ ngày đoàn viên
    . . . . . . .
    Tặng Thi sĩ Quách Tấn
    Thơ ƯNG VIÊN

  • ĐÔNG XỨ HUẾ

    ĐÔNG XỨ HUẾ


    Thơ – Nhạc: Nguyễn Phúc Ưng Viên 

    Viết xong năm 1955 tại Huế     

    Tặng anh: Nguyễn Văn Duyệt

    *****

    Gió lnh ùa vào khp C Đô

    Lu thôn rách nát đng tiêu điu

    La binh dĩ vàng còn xơ xác

    Lá rng vườn ai bay ht hiu

    Tiếng ếch não n Tnh Tâm sang...

  • ÁO DÀI VIỆT NAM

        Người Việt Nam dù ở bất cứ nơi đâu đều tự hào với chiếc áo dài truyền thống. Tự hào vì có thể nói: trên thế giới không một dân tộc nào có được chiếc áo dài đẹp nhẹ nhàng, uyển chuyển, lãng mạn mà kín đáo... Tiêu biểu cho quốc túy ở cả hai yếu tố vật thể và phi vật thể bằng các đường nét chế tác đơn giản nhưng bay bổng mà con người dẫu mang màu da chủng tộc ngôn ngữ nào, không chung nền văn hóa, khi chiêm ngưỡng cũng phải ngẩn ngơ....

  • Dẫn sự về: TƠ LỤA VẢI SEN TỰ NHIÊN

        Năm 1779 khi chúa Nguyễn Phúc Anh (vua Gia Long) còn bôn ba ở Kinh thành Vọng Các – Xiêm La (nay là Bangkok – Thái Lan), một số gia đình trung thành theo phò tá được gửi sang Diến Điện (Myanmar ngày nay) để sống. Sau quá trình Diến Điện hóa, các gia đình này sống bằng các nghề nông nghiệp và ngư nghiệp, trong đó có nghề dệt vải từ tơ sen còn lưu truyền đến ngày nay....

  • NHÀ LÁ MÁI

    Đạo nghĩa xưa nay hễ làm người ở trên đời có đủ lương tri, lương năng, ai ai cũng phải có ngôi nhà để làm căn bản phát triển bền vững cho gia đình mình.

  • BÁNH HỘC - Thức ăn Nhân Văn Quốc Túy

    Vào thượng tuần tháng chạp âm lịch hàng năm, khi những cánh đồng làng mới gặt, trên những thửa ruộng gốc rạ còn óng vàng những hạt lúa rụng dưới chân mời gọi, từng đàn chim Cu Cườm, Cu Lửa dàn hàng ngang thưởng thức bữa tiệc tất niên mà thiên nhiên và con người hào phóng tặng cho chúng. Thì thế nào cũng có con Cu Cườm đến đậu trên những ngọn cây đa ngoài ranh vườn nhà ngoại tôi cất tiếng gáy vang.

  • Cách thay thế bột ngọt, bột nêm từ nguyên liệu thiên nhiên - Kỳ 1

        Dân tộc ta là một dân tộc có nền Văn Hiến lâu đời, cả gia đình sum vầy quanh bữa cơm là một nét văn hóa không thể thiếu trong truyền thống đó. Nhưng hiện nay luôn vì một lý do nào đó, dường như mọi người đã quên mất đi điều này, các bữa ăn gia đình ngày càng bị coi thường, người phụ nữ đã bị tách hoàn toàn khỏi bếp ăn nơi lưu giữ đến 95% giá trị Văn Hiến. Trẻ em dưới 3 tuổi thì biếng ăn tạo nên một thị trường rất lớn cho các tập đoàn đa quốc gia cung cấp các loại sữa, thực phẩm dinh dưỡng ăn sẵn

  • Cách thay thế bột ngọt, bột nêm từ nguyên liệu thiên nhiên - Kỳ 2

    Dân tộc Việt có một nền Văn Hiến huy hoàng tất phải có tương lai sáng lạn. Không bao giờ để tính lệ thuộc ngấm vào trong mỗi con người Việt nhất là trong cách ăn cách uống hàng ngày. Ta phải đưa ra những phương pháp chế biến những sản vật có sẵn mà thiên nhiên đã ban. Bởi vì đất nước ta được thiên nhiên ưu đãi hàng đầu thế giới, xuân hạ thu đông cứ gieo hạt đều nảy mầm, trong vườn trong sân, ngoài đồng ruộng, trên rừng núi, dưới sông ngòi trùng trùng lớp lớp vật thực mà con người có thể sử dụng

  • Cách thay thế bột ngọt, bột nêm từ nguyên liệu thiên nhiên - Kỳ 3

    Thể nghiệm qua một quá trình lâu dài, lập đi lập lại nhiều đời, tổ tiên người Việt đã đúc kết những công dụng kỳ diệu của bắp và cà phê trong việc giữ gìn sức khỏe và trị bệnh. Khi được bào chế đúng theo phương thức truyền thống, bắp và cà phê có thể phòng ngừa và chữa trị được các bệnh như:

  • CÁI TÂM ĐẠI LƯƠNG QUA Y MỸ THỰC - PHẦN 1

    Đắn đo mãi tôi mới viết bài này vì một vài cây bút đã viết khá chi tiết về tên đạo diễn, về một nhà văn nữ chấp bút thành tiểu thuyết, một số quốc gia Châu Á đã công chiếu bộ phim kể cả Mỹ, tên từng diễn viên chính, thời kỳ nhân vật chính trong phim đã sống v.v...

    Nhất là tác giả đã nêu cụ thể số tiền sản xuất 54 tập phim và số tiền lãi khá lớn so với đầu tư, cũng như các khoản thu khác từ quảng cáo, quảng bá du lịch, đồ chơi. Tựu trung là đầu tư ít mà thu được nhiều tiền!.

  • CÁI TÂM ĐẠI LƯƠNG QUA Y MỸ THỰC - PHẦN 2

    Tôi đã viết xong 8 bài rồi để chuẩn bị ra mắt độc giả nhưng vì nhiều lẽ, trong đó có việc bộ phim Dae Jang Geum đã ngừng phát sóng. Nên tôi không muốn trở thành người biện chứng cho bộ phim và để cho độc giả có cảm giác như nghe đâu đây tiếng khuấy động mái chèo trong ngàn lau nhưng chưa thấy bóng dáng con thuyền trên trường giang xa rộng.

    Mong có dịp tái ngộ với độc giả và trong bài này tôi chỉ nói đại để những điểm đáng nghiên cứu noi theo mà bộ phim đã đem đến cho chúng ta.

  • GIA VỊ THUẦN VIỆT

        Ở đây người viết không dám động chạm đến văn hóa lịch sử, địa lý, nhân văn, khoa học, cú nháp chữ nghĩa, nghệ thuật viết lách có liên quan “để gợi cái thèm ăn uống”. Nhất là không dám động chạm đến bản sắc dân tộc.

        Chỉ thắc mắc là từ trước đến nay ngoài chuyện trên trời dưới biển ra, báo chí nói nhiều đến ăn uống ngoại, nội đông tây kim cổ. Nhưng chưa có ai định nghĩa ăn uống là gì và như thế nào là ăn uống....

  • Không nên ăn thịt thú rừng, vì sao ? Kỳ 1

    Đây không phải là khuyến nghị đạo lý, mà là một cảnh báo “thực dụng” nhất: Ăn thịt thú rừng không những chắc chắn sẽ bị ung thư do thịt bị ngâm tẩm các hóa chất độc hại để giữ “tươi”giả tạo khi vận chuyển về thành phố, mà ngay cả thịt thú rừng tươi nguyên chất không ngâm tẩm gì cũng rất nguy hiểm cho sức khỏe.

  • Không nên ăn thịt thú rừng, vì sao ? Kỳ 2

    Khác với gia súc gia cầm, thú rừng sống trong môi trường khác với môi trường sống của con người, ăn không ít những thực vật và độc vật độc hại với cơ thể con người, do đó thịt của chúng ăn vào có thể sinh nhiều bệnh rất khó chữa.

  • Kỳ thú thịt heo

    Xung quanh con heo và thịt heo có vô số những điều kỳ thú mà những người ăn thịt heo suốt đời suốt kiếp như chúng ta không hề biết, nhiều điều có thể biết nhưng do nghĩ heo quéo là thứ quá tầm thường nên không để ý.

  • KỲ THÚ VỀ CON HEO - KỲ 2

    Theo diễn tiến của thiên nhiên trong sinh thái môi trường kết hợp với đời sống sinh vật, từ thượng cổ mà cụ thể là hơn 1 triệu năm trước, con người và con vật đều ăn sống. Để tồn tại, muôn loài đều phải tìm kiếm thức ăn phù hợp để thích nghi một cách nhanh chóng đồng thời kết hợp xem xét những thay đổi biến động của cơ thể mình và vạn vật để ứng phó trước những thay đổi của thiên nhiên.

  • MẤY LỜI VỂ ẨM THỰC “Y DƯỢC, RƯỢU, TRÀ, CÀ PHÊ, Y MỸ THỰC”

    Hãy khoan định nghĩa ẩm thực là gì và như thế nào là vệ sinh ẩm thực, hay nói cách đơn giản khác: Như thế nào là ăn uống và vệ sinh ăn uống là gì....

  • NHÂN ĐỌC CHUYỆN ẨM THỰC TRONG CUNG ĐÌNH NGUYỄN

    HỎI LẠI NGUYỄN ĐẮC XUÂN :

    1-  Trang 3 dòng 8 Chuyện ẩm thực trong Cung Đình Nguyễn, viết là Ngự y Lê Quốc Chước dâng thang thuốc Bắc dầm rượu sau Lễ đăng quang của Vua Minh Mạng sau dân gian biết và đặt tên là toa “Nhất dạ ngũ giao” hay rượu Minh Mạng thang ...

    Nói rõ : Lê Quốc Chước không phải là Ngự y của Đức Thánh Tổ Nhơn Hoàng Đế Minh Mệnh.

    - Trên đời làm gì có toa “Nhất dạ ngũ giao” hay rượu Minh Mạng thang như Nguyễn Đắc Xuân viết.

    - Mà chỉ có phương thuốc Nhất dâm cửu dựng thuộc dòng Thánh Tổ Truyền Chủng là một trong 28 dòng thuốc được vua Minh Mệnh hoàn thiện và cũng được dùng làm rượu.

    Không có ai trong con cháu hoặc Hoàng thân quốc thích gọi Đức Thánh Tổ Nhơn Hoàng Đế là Minh Mạng. Mà phải gọi là Đức Minh Mệnh.

    Năm Thiệu Trị thứ 5 Lễ bộ từng bắt tội một Đại thần về tội bất kính trong một lần tiếp sứ thần Trung Hoa đến dự bữa giỗ ... do vị đại thần có gọi Minh Mạng - trang 216 trong Nguyễn Phúc Tộc Đế Phả Tường Giải Đồ có ghi rõ sự kiện này.

    . . . . . . . . .

    Nguyễn Phúc Ưng Viên 

  • PHI LỘ NƯỚC MẮM

    NHỮNG PHI LỘ VỀ NƯỚC MẮM

    Ngôn ngữ Việt đã phân biệt rõ, được lưu truyền trong từng bữa ăn gia đình hàng ngày: Nước Mắm là sản phẩm lên men chỉ từ cá và muối, nếu thêm bất cứ thứ gì vào liền trở thành Nước Chấm; nếu thêm hóa chất vào thì trở thành Nước Chấm Công Nghiệp.