Chân ruộng, sự tồn vong của dân tộc – Kỳ 3
07/07/2022 01:27
0 nhận xét
1,137 lượt xem
Kỳ 3 : Cục đất mà biết nói năng …
Theo quan điểm y học của dân tộc ta, sống trong môi trường tự nhiên con người là một cơ thể khỏe mạnh, hầu hết các bệnh tật đều tự khỏi, rất ít bệnh cần đến thầy thuốc chữa trị…
Nền văn minh phương tây vô tình hay hữu ý đã biến đa số con người thành một sinh vật sống không bình thường trong tự nhiên: mỗi người là một người bệnh, là khách hàng của một bác sĩ, kéo theo đó là một khách hàng của ít nhất một hiệu thuốc.
Còn đối với nền văn hiến của dân tộc ta thì mỗi một con người là một cơ thể khỏe mạnh không bệnh tật. Phần lớn những cái mà tây y ngày nay gọi là bệnh đều được nền y học cổ truyền của cha ông ta coi là sự phản ứng tự nhiên của cơ thể con người trước những tác động không bình thường của thiên nhiên, không cần phải chữa trị.
Trong số các bệnh mà dân ta mắc phải, có tới 95% là tự khỏi, chỉ có 3% gây ra biến chứng khó tránh và 2% là “được phép chết”, tức là có thể chấp nhận tử vong. Đặc biệt, trong số 95% số bệnh tự khỏi đó, có tới 30% cơ thể khỏe mạnh gấp bội lần sau khi khỏi bệnh. Sở dĩ có tình trạng như vậy là do những tác động bất thường của thời khí đã đánh thức hệ đề kháng trong cơ thể con người, “nâng cấp” khả năng tự vệ, khiến cho cơ thể trở nên cân bằng hơn.
Do vậy những bệnh cần đến thầy thuốc chữa trị là không nhiều, ngay cả các bệnh ung bướu, tim mạch, nội thần kinh phần lớn cũng sẽ tự khỏi, chỉ có hai trường hợp phải trị bệnh :
1- Khi biết chắc chắn bệnh sẽ gây ra các biến chứng nguy hiểm;
2- Bệnh gây trở ngại đến cuộc sống, ảnh hưởng đến công ăn việc làm của con người.
Do tối cần thiết mới phải trị bệnh, cho nên việc trị bệnh là rất phức tạp, đòi hỏi sự chuẩn xác. Và làm một thầy thuốc ngày xưa không dễ chút nào. Chỉ riêng việc bắt mạch thôi, một thầy thuốc ông truyền cho cháu hoặc cha truyền cho con trai, người nào thông minh thì phải mất 15 năm mới có thể học được 8 mạch danh căn bản trong số 24 mạch danh mà một thầy thuốc cần biết. Dĩ nhiên bắt bạch có hệ thống lý thuyết, lý thuyết đó được đúc kết hàng ngàn năm. Nhưng chỉ biết lý thuyết thôi thì không bắt được mạch, cho nên không thể học bắt mạch qua sách vở. Muốn bắt được mạch phải học trên chính người bệnh. Đó là quá trình theo dõi liên tục để liên kết các triệu chứng tương đồng trên mạch của từng người, hết người này qua người khác, hết năm này qua năm khác, với tần số dày đặc, cho đến khi bắt mạch bất cứ người nào cũng đều chẩn đúng bệnh, không sai trường hợp nào.
Người viết phản đối cách dùng từ “chẩn đoán”. Đây không phải là bắt bẽ câu chữ mà là vấn đề có tính nguyên tắc của một thầy thuốc. “Chẩn đoán” nghĩa là có đúng có sai, dù xác suất sai thấp đến bao nhiêu đi nữa cũng có nguy cơ dẫn đến chết người. Chẩn đúng bệnh để cho đúng thuốc là nguyên tắc của các thầy thuốc. Người xưa không bao giờ có thứ thuốc sản xuất hàng loạt mọi người đều uống được, dù đó là những người có cùng một bệnh giống nhau. Cũng một loại vi trùng, cũng một loại chất độc, nhưng vào cơ thể người này sẽ cho triệu chứng khác với vào cơ thể người kia, thậm chí khi xâm nhập buổi sáng sẽ cho triệu chứng không giống với xâm nhập buổi chiều. Các triệu chứng này thể hiện hết sức tinh vi ở mạch của từng người, với diễn biến hết sức cá biệt. Bởi vậy một thầy thuốc có kinh nghiệm dưới 30 năm không thể gọi là thầy thuốc giỏi.
Vì sao tuổi thọ bình quân của dân ta ngày xưa thấp hơn bây giờ?
Ai bảo thấp, căn cứ vào đâu mà bảo thấp? Các nhà nghiên cứu bị ám ảnh bởi nạn đói do “nhân tai” năm 1945 và 3 cuộc chiến tranh hơn 65 năm qua nên nói bừa là tuổi thọ của người Việt Nam xưa kia thấp. Trước nạn đói năm 1945 tỷ lệ người Việt Nam sống trên 70 tuổi cao hơn nhiều so với bây giờ và điều chắc chắn là người dân rất ít bệnh tật, vì môi trường sống chưa bị phá vỡ nhiều. Ngay cả trong thời Pháp thuộc, do người Pháp là thực dân cũ, mục đích của họ sang đây là để chiếm luôn nước ta, biến nước ta thành lãnh thổ của họ, cho nên họ biết cách bảo vệ môi trường sống, biết cách giữ gìn những điều quý giá từ thiên nhiên của nước ta.
Dân ta nói “phòng bệnh hơn chữa bệnh”, nền y học dân tộc cũng theo hướng đó : ngừa bệnh. Mà ngừa bệnh thì thật đơn giản. Chỉ cần không phá hủy môi trường sống và ăn uống “đúng phép tắc”. Hầu hết các món ăn ở “nhà quê” chúng ta đều có tác dụng phòng chữa bệnh.
Trở lại chiếc tổ tò vò. Nó là một thứ thuốc quý, gọi là “Y Ông” (Người làm thuốc) hoặc “Thiên Phong” (ong trời). Theo sách “Nguyễn Phúc tộc dược minh y kính”, tổ tò vò có thể chữa được các bệnh thương hàn, ban, thủy đậu, hạ sốt và các bệnh thời khí của trẻ em. Nhưng tác dụng chữa bệnh chủ yếu của tổ tò vò chính là … cục đất ruộng. Con tò vò bao giờ cũng lấy đất dưới ruộng mang về làm tổ, không lấy đất ở nơi khác. Cần phân biệt tổ tò vò với tổ ong nghệ (một loại ong màu vàng), ong nghệ cũng lấy đất làm tổ nhưng không cứ là đất ruộng, nên tổ ong nghệ không chữa bệnh được.
Hãy lấy cuốc xén một cục đất trên ruộng vừa rút nước rồi đem phơi khô. Cục đất có hương vị của ruộng đồng. Dùng một phần (khoảng 1/5 nhát cuốc) bỏ vào chảo gang hoặc nồi đất nướng tới khoảng 70oC trong vòng 15 phút. Ngửi cục đất nướng này sẽ thấy một hương vị đặc biệt, mùi đất khi đã nguội cũng không giống mùi khi còn nóng. Đó là sự biến đổi của vi sinh dưới tác động của nhiệt độ. Chia cục đất đó ra làm 2, một phần cho vào ½ lít nước, lóng lấy nước trong; phần còn lại đem nghiền nát bỏ vào một bọc vải. Nước lóng được có thể dùng để làm thuốc hoặc nấu ăn, còn bọc đất nghiền có thể dùng ngâm trong dưa muối. Dùng thứ đất chế biến đó có thể ngừa các bệnh về thời khí, đây cũng là 1 trong 10 vị của bài thuốc “Thập thần” rất quý giá mà cha ông ta sử dụng hàng ngàn năm nay.
Có thể dùng nước lóng ra này nấu canh cá đồng (cá rô, cá sặc, cá nhét…) với lục bình (hoa + lá non), điên điển, so đũa, sam bay hoặc các loại rau dại khác, nếu không có nhiều thì chỉ cần vài thứ kiếm được, cho thêm một ít mè đen hoặc trắng giã dập. Canh đó ăn không chỉ “ngon tuyệt” mà còn ngừa trị được các bệnh về tiêu hóa, sán lãi, làm sáng mắt và cân bằng được kinh kỳ cho phụ nữ. Dưa muối có ngâm chung bọc đất này ăn vào sẽ cân bằng tiêu hóa, rất tốt cho sức khỏe.
Cục đất ruộng có thể phòng trị bệnh được là vì như đã nói, không biết bao nhiêu là nguồn sống chứa trong đó. Chỉ riêng đất ruộng có thể thay thế rất nhiều loại thuốc men, phần lớn người nông dân sống với ruộng đồng không cần đến thầy thuốc. Cái mà chúng ta gọi là “chi phí cho sức khỏe” mà ngày nay hạt thóc phải cõng nặng trên vai, ngày xưa nhẹ tênh không đáng kể. Điều đáng buồn là đất ruộng ngày nay không còn như ngày xưa nữa, nó đã và đang bị hóa chất từ phân hóa học và thuốc trừ sâu làm cho biến dạng, những mầm sống bị mất đi rất nhiều…(còn tiếp)
Dân tộc Việt có một nền Văn Hiến huy hoàng, tất phải có một tương lai sáng lạn
Nguồn Nguyễn Phúc Tộc
Dẫn nguồn:
https://vanminhsucsongviet.com/blog
https://vanminhsucsongviet.net/blog
THẢO LUẬN
Chưa có nhận xét cho Bài viết này.