Theo tài liệu thời Hoàng Đế Minh Mệnh tức Đức Thánh Tổ Nhơn Hoàng Đế để lại cho con cháu chúng tôi, Quốc yến có từ năm Gia Long thứ tám “năm 1811”.

Thống nhất sơn hà sau khi đánh tan bọn ngụy Tây Sơn năm 1802. Ngài vào Thế miếu để tế cáo trời đất và tổ tiên chúng tôi. Cũng năm 1802 Chúa Nguyễn Phúc Anh đã xây dựng, tổ chức đại yến thết đãi sứ thần các nước Ba Tư, Cao Ly, Phù Tang, Xiêm La “Tiêm La”, Trung Hoa, Tây dương. Cũng theo tài liệu chúng tôi có được thì giới sử gia, thương nhân Hòa Lan, Phù Tang, Trung Hoa, Tây dương,… đều có mặt. Sách sử còn ghi chép:…

Đại yến này có ba giòng với 105 thức, nước uống có một giòng và chè Hoa Vương Giả….

Nói hết thì dài dòng lắm. Nên ở đây chúng tôi chỉ nêu lên vài giòng tiêu biểu như giòng ăn (có khai vị và tráng miệng): Thái Bình Yến, Khải Hoàn Yến, Gia định thành bách dưỡng, Tinh hoa Hoan Ái thực, Hóa Nam kỳ thảo điều vinh dưỡng vệ thực,… giòng uống có: Trân châu triều nguyệt ẩm, Gia định thành dưỡng tạng thủy,… Mỗi giòng có trên dưới chín thức bao gồm vật thực ba miền Bắc – Trung – Nam với hoa quả, rau đậu, vỏ cây, củ, quả là chính yếu. Vật thực làm nguyên liệu giống y dân gian nhưng gia vị thì hoàn toàn khác biệt với ngũ vị Đắng, Cay, Ngọt, Mặn, Chua. Và mỗi giòng đều có liên quan mật thiết đến Gia Định thành và Đế hiệu Gia Long sau này. Nên nhớ: Gia Long không phải là Nhà Rồng, cũng như suốt mấy trăm năm Tổ tiên chúng tôi đồng hành với dân tộc thời mở nước cho đến khi đập tan bọn ngụy Tây sơn… thống nhất sơn hà. Lập nên nước Việt Nam ngày nay.

Sau khi lên ngôi năm 1804, Hoàng Đế Gia Long “tức Đức Thế Tổ Cao Hoàng Đế - Đức Cao Hoàng Thế Tổ” vẫn cứ băn khoăn về Quốc yến. 

Có điều lý thú, khi lớn lên đọc lại những tài liệu trên chúng tôi mới bật ngửa là Thái sư Bùi Đắc Tuyên có đến năm người con gái chứ không phải bốn. Qua các liên hệ gia đình, hậu duệ của họ vẫn đi lại với chúng tôi cho đến tháng giêng năm 1975. Mới đây họ đã liên lạc lại được với gia đình chúng tôi. Chính người gái thứ năm của Thái sư Bùi Đắc Tuyên đã mang Hàng biểu của Ngô Văn Sĩ (tức Ngô Văn Sở), Bùi Thị Xuân và Thái Đức Nguyễn Nhạc từ Quy Nhân vào Gia Định thành dâng lên Chúa Nguyễn Phúc Anh. Và qua tài liệu dẫn thượng, chúng tôi mới hiểu tại sao Nguyễn Nhạc không chịu tiếp viện, cứu giúp mà để cho người em út là Nguyễn Lữ phải ăn cướp rồi bị dân giết chết vùi xác nơi cồn ốc gạo… Còn bọn ngụy Tây Sơn thì sụp đổ tan tành. Sự kiện này cho đến ngày nay giới sử học không ai lý giải nổi.

Lý thú hơn nữa, cũng theo tài liệu bằng chính thủ bút của các Ngài Tùng Thiện Vương Nguyễn Phúc Miên Thẩm, Thọ Xuân Vương Nguyễn Phúc Miên Định và của Cơ mật Trần Đình Anh, kể cả mộc bản còn lưu lại thì vật thực là tinh hoa ba miền như Hoàng Đế Minh Mệnh đã nói: Xuất phát từ Bắc hoàn thiện tại Trung và phát triển ở Nam.

Cũng năm Gia Long thứ tám “1811” các thân thần tâu xin, Hoàng Đế Gia Long xuống dụ cho Ngô Văn Sĩ “tức Ngô Văn Sở - nguyên là Đại tư mã Tây Sơn về hàng”, Huân Thần Bùi Thị Xuân… đặt tên và thực hiện trong Hoàng Gia. Các giòng: Khải Hoàn Yến, Thái Bình Yến từng là Bí Mật Quân Lương Phòng Trị Bệnh Tật cho dân nước đã trở thành Việt Nam Quốc Yến từ đó. 

Sau này, khi lập Hoàng Sa Biệt Đội để bảo toàn lãnh thổ, họ còn chịu mệnh vẽ Bản đồ hành chính Đại Nam Nhất Thống Họa Đồ bao gồm cả Vạn Lý Trường Sa, Côn Lôn, Phú Quốc, Thổ Chu và đặt quốc hiệu Đại Nam nhằm xác lập chủ quyền Hoàng Triều Cương Thổ của quốc gia dân tộc.

Hoàng đế Minh Mệnh đã thiết yến khoản đãi họ và sứ thần các nước. Sau cuộc khoản đãi này, Đại Nam Quốc Yến ra đời có bốn giòng với 175 thức….

Theo các sử gia, học giả Trung Hoa, Tây Dương như Lý Vy, Lý Yến, Jean De Niél, Barrow thì… Hoàng Đế Minh Mệnh võ công, văn lược rất giỏi, giỏi lắm. Dưới triều đại của Ngài, Đại Nam là một nước nhất thống lớn, hùng mạnh, hoàn hảo trong việc trị an và lo cho dân nước. Còn kinh tế thì giàu có nhất Á Châu. Khiến Thế giới phải kính trọng….

Gia định thành, ngày 01/07/2017

NGUYỄN PHÚC ƯNG VIÊN  

Chú thích:
    Việt Nam Quốc Yến “Lược sử 1 đến 3”
    Đại Nam Quốc Yến “Lược sử 1 đến 8 …”
Sẽ ra mắt sớm


Dẫn nguồn:
https://vanminhsucsongviet.com/blog
https://vanminhsucsongviet.net/blog