VÌ ĐẠO LÝ AN DÂN
06/07/2022 19:07
0 nhận xét
973 lượt xem
Vì đạo lý an dân, hãy trả lại truyền thống Y mỹ thực thuần Việt
Thực hiện: THANH DUY
Trong bối cảnh “loạn xà ngầu” về ẩm thực và vệ sinh an toàn thực phẩm như hiện nay của nước nhà. Đứng trên phương diện quản lý Nhà nước thực sự chưa có một cơ quan nào có định hướng, chương trình hành động cụ thể mang tính hệ thống và làm triệt để hầu xây dựng một nền văn hóa ẩm thực phong phú, độc đáo. Ngay bây giờ phải nên trở lại truyền thống y dược, Y mỹ thực đã thành công trong việc nuôi sống, gìn giữ phát triển giống nòi mà, ông cha ta từ nghìn xưa di truyền lại. Để khơi nguồn VĂN MINH SỨC SỐNG VIỆT theo đòi hỏi rất bức xúc của xã hội hiện nay.
Chúng tôi đã tìm gặp ông Nguyễn Phúc Ưng Viên - Một người trong Hoàng tộc Nguyễn Phúc. Ông là người đã viết hàng trăm bài báo đăng trên các báo, tạp chí trong và ngoài nước hơn 40 năm qua vì rất quan tâm đến sức khoẻ giống nòi. Đề tài ông đặc biệt quan tâm là Y MỸ THỰC. Ông có thể làm được hơn 400 món ăn thức uống Y mỹ thực truyền thống thuần Việt.
PV: Chào ông Ưng Viên, xin ông cho biết khái niệm Y MỸ THỰC truyền thống là gì?
Ô. Ưng Viên: Nên hiểu rằng Y mỹ thực truyền thống thuần Việt đã ra đời hàng ngàn năm rồi, nó là thành tựu lớn lao trong lịch sử phát triển Văn hiến của Dân tộc Việt. Và bất cứ một lĩnh vực văn minh nào cũng chỉ xuất phát từ căn bản: Nhận thức đúng đắn và ứng dụng có giá trị thực tiễn để truyền lại cho nhiều đời sau. Như thế, để có được nhận thức đúng đắn và ứng dụng có giá trị thực tiễn nói trên. Trước hết chúng ta phải đưa ra khái niệm Y MỸ THỰC TRUYỀN THỐNG là gì ?
Y: ở đây là sức khỏe và cách giữ gìn sức khỏe có phương pháp bằng những hệ thống công thức đã trải qua các kết quả thực nghiệm được di truyền lại từ nhiều thế hệ.
MỸ: ở đây là hấp thu dinh dưỡng đầy đủ đúng nghĩa, qua quá trình dung nạp chuyển hóa trao đổi chất trong cơ thể từ đồ ăn thức uống, thuốc men và bài tiết hết cặn bã để không gây trở ngại ách tắc tuần hoàn, tim mạch..., không gây cảm giác đào thải khó chịu, làm cho cơ thể khoẻ mạnh, phòng trị bệnh hoạn có hiệu quả, đầu óc minh mẫn, tinh thần khoái hoạt, ham sống và làm việc, phụ nữ, người già, trẻ em đều dùng được. Cho dù đó là rượu, trà, cà phê hoặc các thực phẩm có gia vị béo, ngọt, mặn, cay, nóng với ngũ vị đắng, cay, ngọt, mặn, chua...
THỰC: là ăn uống gồm đồ ăn, thức uống, dùng thuốc men mà quá trình dung nạp, hấp thu chuyển hoá của cơ thể, tạo được dinh dưỡng đầy đủ đúng nghĩa đồng thời loại trừ triệt để cặn bã tránh trở ngại ách tắc tuần hoàn, tim mạch...ngõ hầu ngừa trị được bệnh hoạn, gìn giữ cho cơ thể sông khoẻ mạnh. Nhờ đó mà Dân tộc Việt tồn tại và phát triển thuần khiết đến ngày nay.
TRUYỀN THỐNG THUẦN VIỆT: Là các phương pháp ăn uống, dùng thuốc men hoàn toàn lấy từ thiên nhiên thuần khiết nhằm phát huy dinh dưỡng một cách cân bằng để, có được sức khoẻ lý tưởng nhất. Những phương pháp này được thừa kế có truyền thống xuyên suốt từ thế hệ này sang thế hệ khác, theo lịch sử tồn tại phát triển độc lập, rất đặc thù của riêng Dân tộc Việt.
PV: Vậy ông có thể cho biết điểm khác biệt căn bản giữa những món ăn thức uống Y mỹ thực truyền thống thuần Việt mà ông chế biến với các món đồ ăn thức uống bày bán ngoài thị trường?
Ô. Ưng Viên: Trừ nguyên liệu ra, còn hầu hết thì khác biệt mà trong phạm vi cuộc nói chuyện này không nói đủ được. Ở đây tôi chỉ nêu một số điểm tản mạn như Gia vị: Y mỹ thực truyền thống thuần Việt không hề dùng hóa chất, hóa màu nhân tạo trong nấu nướng kể cả đường cát, bột ngọt...Y mỹ thực truyền thống thuần Việt chỉ sử dụng những gia vị đắng, cay, ngọt, mặn, chua được lấy hoàn toàn từ nước ép hoa cỏ thơm, vỏ trái cây mà đa số từ vỏ trái cây rừng với hương vị thơm ngon thuần khiết của thiên nhiên được làm bởi công nghệ truyền thống...và đặc biệt là không bao giờ dùng hóa chất bảo quản, khi cần để lâu dù với bất cứ đồ ăn thức uổng nào... Nấu nướng: Cách nấu nướng có dịp chúng ta sẽ nói chuyện có đối chứng trong một chuyên đề mở rộng.
PV: Thưa ông Ưng Viên, vừa rồi ông có nói đến Y mỹ thực truyền thống thuần Việt mà trong đó, gia vị lấy hoàn toàn từ thiên nhiên và được chế biến bằng công nghệ truyền thống. Vậy ông có thể cho độc giả mà nhất là học sinh - sinh viên biết đôi điều về nguyên liệu căn bản của Y mỹ thực và nguyên liệu căn bản của Y mỹ thực và Công Nghệ Truyền Thống Thuần Việt ?
Ô. Ưng Viên: Gia vị do doanh nghiệp tư nhân Miên Mỹ sản xuất được thừa kế từ những dòng gia vị thực phẩm Y mỹ thực truyền thống thuần Việt có lịch sử lâu đời, được làm bởi Công Nghệ Truyền Thống mà người Việt từ ngàn xưa đã phát kiến, xây dựng thành truyền thống Văn Hiến di truyền lại cho giống nòi.
Nên nhớ: Y mỹ thực thuần Việt là truyền thống Văn Hiến độc lập rất đặc thù có từ xa xưa của tổ tiên dân tộc Việt. Chứ không phải là mỹ từ quảng cáo như một số vị ngành chức năng thành phố Hồ Chí Minh đã phát biểu, do không hiểu !...
Đây là gia vị dùng pha vào nước uống và ướp vào thức ăn để nấu nướng nhằm làm tan hết mùi tanh của thịt sống...đồng thời cho hương vị thơm ngon hơn... Đã được Bộ Y tế và Bộ Khoa học Công nghệ nước ta công nhận, sau khi đã kiểm nghiệm gắt gao về hóa lý, vi sinh, kim loại nặng...
Hoàn toàn lấy từ nước ép hoa cỏ thơm, vỏ trái cà phê và vỏ trái cây rừng với hương thơm thuần khiết của thiên nhiên. Không hề có cặn bã gây ô nhiễm môi trường, không hề có nước xả trong sản xuất. Nhất là không hề dùng hóa chất bảo quản, không bao giờ dùng hóa màu hương liệu nhân tạo để pha chế gây độc hại cho con người mà, đến nay trở thành vấn nạn xã hội trên cả nước. Đến nỗi trên phương diện quản lý Nhà nước thực sự chưa có cơ quan nào có định hướng, chương trình hành động cụ thể mang tính hệ thống và làm triệt để nhằm đẩy lùi được vấn nạn này.
Hơn nữa, không phải cứ thực phẩm để lâu là bắt buộc phải có hóa chất bảo quản. Và càng không phải hễ cứ nói đến gia vị thực phẩm là nhất thiết phải có thịt, cá, tôm, cua, mắm, muối...như một số ngành chức năng của TP. Hồ Chí Minh đã suy diễn theo chủ quan rồi vịn vào đó: Không cho sản xuất và công bố tiêu chuẩn chất lượng sản phẩm của doanh nghiệp, mặc dù chất lượng an toàn sản phẩm đã được Bộ Y tế và Bộ Khoa học Công Nghệ Công Nhận.
Sản xuất theo công nghệ truyền thống Việt thì sản phẩm càng để lâu năm càng ngon càng tốt mà không cần đến hóa chất bảo quản, cho dù đó là gia vị nêu trên, rượu, trà, cà phê... Nhờ đó mà tổ tiên ta đã nuôi dưỡng và phát triển sức sống dân tộc Việt thuần khiết cho đến ngày nay. Chứ không hề dùng thịt cá...nói chung là không dùng bất cứ loại nguyên liệu động vật nào và cũng không bao giờ dùng những nguyên liệu thực vật thô để chế biến sản phẩm.
Không cần đến mặt bằng rộng lớn. Không cần dùng dây chuyền công nghệ máy móc chạy rầm rầm như các nhà máy sản xuất khác. Nhưng nếu cần, công nghệ truyền thống vẫn đạt sản lượng cao và chất lượng sản phẩm vẫn bảo đảm tiêu chuẩn an toàn, thơm ngon, thuần khiết.
Nơi sản xuất của doanh nghiệp tư nhân Miên Mỹ rất an toàn vệ sinh, sản phẩm làm ra hoàn hảo về chất lượng vệ sinh an toàn thực phẩm. Vì doanh nghiệp ý thức rằng mục tiêu của thực phẩm là phục vụ và phát triển sức khỏe con người.
Thưa ông, bây giờ đồ ăn thức uống bày bán la liệt ngoài thị trường, sử dụng nhiều hóa chất, hóa màu, gia vị nhân tạo độc hại. Xin ông cho ý kiến về vấn đề này?
Ô. Ưng Viên: Đây là câu tham vấn đầy bản lĩnh, mang đậm tính nhân văn và đạo lý ưu dân...mà đã 20 năm nay tôi mới được nghe từ một người có trách nhiệm và tâm huyết hoàn hảo. Ở đây tôi xin miễn trả lời về vấn nạn có liên quan đến các loại hóa chất độc hại nói trên đối với sức khoẻ mọi người và có nguy cơ không lâu đâu chắc chắn làm ảnh hưởng sức khỏe giống nòi. Tôi nghĩ rằng vận mệnh cá nhân, gia đình gắn liền với vận mệnh quốc gia dân tộc nên, tôi chỉ đưa ra ý kiến này: Người Bắc quốc xâm chiếm nước ta suốt nghìn năm, người Pháp đô hộ nước ta gần thế kỷ, người Mỹ đến nước ta trên dưới 20 năm, với bao nhiêu vũ khí, khí tài hiện đại, hàng trăm tỷ đô la theo chân hàng triệu quân đổ vào hai miền Nam - Bắc Việt Nam. Nhưng vẫn không khuất phục được sức đề kháng chính thống của Dân tộc Việt Nam trước những hiểm họa đồng hóa nêu trên. Vậy mà giờ đây, trong thời bình, vì nhiều lý do chúng ta phải trả giá rất đắt vì vấn nạn “Vệ sinh an toàn thực phẩm”, thật đáng tiếc ! Vì vậy cần một tiếng nói và hành động vì cộng đồng. Những người có trách nhiệm phải vào cuộc.
PV: Chúng ta đã làm rồi đấy chứ. Đã có biết bao nhiêu công sức, tiền của Nhà nước và nhân dân cùng chăm lo cho công tác vệ sinh an toàn thực phẩm. Đã có không ít người được đào tạo bài bản, có trình độ về chuyên môn này tận nước ngoài, nhiều chuyên gia khoa học, giáo sư đến nước ta tham gia, tham dự nhiều cuộc hội thảo. Nhưng thực tế vẫn còn nhiều ca ngộ độc thực phẩm, vậy thưa ông, nguyên nhân là do đâu?
Ô. Ưng Viên: Nước ta vẫn còn nhiều khó khăn và còn bao vấn đề cần phải giải quyết, trước mắt và lâu dài. Và, “vệ sinh an toàn thực phẩm” cũng không chỉ là chuyện trước mắt hay lâu dài nữa, mà là một công tác thường xuyên, ngoài ý thức của người dân còn phải cần sự kết hợp của các cấp các ban ngành, các đơn vị... Chuyện này thì các phương tiện truyền thông đã có ý nói đến từ lâu. Nhưng theo tôi, chúng ta, ở đây cụ thể là Chính phủ, ngay từ bây giờ cần phải xây dựng một chương trình hành động cụ thể nhằm trở lại truyền thống y dược, Y mỹ thực thuần Việt đã thành công trong việc nuôi sống, gìn giữ phát triển giống nòi mà, ông cha ta từ nghìn xưa di truyền lại. Để khơi nguồn VĂN MINH SỨC SỐNG VIỆT theo đòi hỏi rất bức xúc của xã hội hiện nay.
PV: Nhưng thưa ông, cụ thể những việc cần làm là gì?
Ô. Ưng Viên: Câu hỏi này tôi xin lấy tư cách một dân cày chỉ với trình độ học vấn mẫu giáo lên nửa lớp 1 để trả lời tản mạn rằng tôi chỉ biết cảm nhận để học hỏi thấy được từ tổ tiên người Việt. Thế nào là sống cho đáng sống bằng tinh thần tự chủ thuần nhất đầy tự hào trên giang sơn Văn hóa Việt đã tồn tại, phát triển dù qua bao phế hưng suốt hơn 4000 năm lịch sử. Và phải luôn kế thừa gieo trồng Truyền Thống Văn Hiến được đúc kết bởi những thành tựu thực tiễn suốt quá trình lịch sử phát triển Văn Minh Sức Sống Giống Nòi.
Câu hỏi này liên quan đến Đạo Lý An Dân. Mà nói đến Đạo Lý An Dân thì đó phải là câu trả lời của những ai có trách nhiệm hoạch định đường lối chính sách. Mà hễ nhận trách nhiệm hoạch định đường lối chính sách nhất là chính sách dân sinh thì người đó, ngoài xuất thân ra, phải có đủ tri kiến thức thiên bẩm và phải được un đúc Đạo Lý An Dân (đại đề này có dịp sẽ bàn) Lãnh đạo hay nói đến : Lấy dân làm gốc theo triết lý Quốc dĩ dân vi bổn...Nhưng ta nên để tâm một chút: Dân là ai và gốc ở chỗ nào trong dân mà lấy cho đúng nghĩa? Rồi lấy gốc đó (sỹ để làm gì. Giả sử có thấy cái gốc đó thì cách lấy ra sao, tài bồi thế nào cho được cứng mạnh...theo đúng đại đề Đạo Lý An Dân ? !
Muốn thấy muốn hiểu muốn làm được những việc trên, dù sơ đẳng nhất, cũng phải từ giáo dục mà phải từ tiểu học cho đến đại học mới được. Điều cốt yếu là phải tạo được sự đồng cảm từ làng xã... Tôi cũng có đôi điều tản mạn nữa: Như câu cách ngôn mà giờ đây đã thành khẩu hiệu treo to tướng trước các trường học. Đó là câu “Tiên học lễ hậu học văn”...Nhưng tôi dám chắc cho đến nay trong giáo giới cũng như những người có trách nhiệm ít ai hiểu đúng và thực hành được câu này, chứ đừng nói chi đến học sinh... các cấp ! Do đó không ai không hiểu rằng tất cả sự văn minh, phát triển, tồn tại...của chúng ta đều bắt nguồn từ giáo dục: Giáo dục luân lý gia đình từ lúc tấm bé để có đức tin rằng có trời đất - ông bà - cha mẹ mới có con cháu. Sợ sự trừng phạt linh hồn thì từ nhỏ đến lớn, con người không dám làm điều bất nhơn thất đức...sợ mất danh giá họ hàng, gia đình thì con người luôn giữ tôn ti...không dám làm bậy như hối lộ, tham nhũng, buôn gian bán lận...ăn đầu sóng nói đầu gió, dối gạt bà con và mọi người chung quanh mình...sợ mất danh dự cá nhân thì từ nhỏ con người phải trọng nhân cách, giữ gìn sự thuận hòa trong gia đình, hòa khí với mọi người, cố tâm quyết chí học hành, có tinh thần tự chủ để giúp ích cho nhân quần xã hội...
Từ nền tảng giáo dục luân lý gia đình mới có được giá trị giáo dục đạo lý xã hội để con người phải biết nhường nhịn, có độ lượng tha thứ, tình yêu thương, chia sẻ dung chấp nhau. Và bằng tinh thần tự giác giữ gìn kỷ cương phép nước...giúp nhau phát triển bằng chí tự hào dân tộc !
Giáo dục đầu tư từ căn bản trong tất cả đời sống xã hội con người để có được nhân tài, khoa học kỹ thuật, lãnh đạo...Lịch sử đã chứng minh, quốc gia dân tộc nào mà nhà cầm quyền thực sự vì dân vì nước “ưu dân ái quốc” xây dựng đường lối giáo dục tốt thì từ đó có đường lối kinh tế hay làm cho dân giàu - nước mạnh. Vì thế ta nên khái niệm theo tinh thần nhân vị: Giáo là xây dựng bồi đắp... Dục là khuyến khích thúc đẩy... Lễ là nhường nhịn chia sẻ dung chấp sửa chữa... Nghĩa là cố chí học hành có giải pháp quốc gia thực tiễn để giúp ích phát triển nhân quần xã hội... Văn là thấy được cốt lõi thực hành... Chương là những công trình thành tựu xuất phát từ nhận thức đúng ứng dụng chính xác bằng đường lối ưu dân thực tiễn...Trên nền tảng đó, nếu để rối loạn giáo dục thì mang họa tiêu vong.
Điều cốt yếu ở đây là nếu muốn làm được như thế: Ngay từ bây giờ Thủ tướng Chính phủ phải có quyền ban hành sắc lệnh về giáo dục mà trong đó đưa Y mỹ thực truyền thống thuần Việt vào học đường từ mẫu giáo lên đại học. Sắc lệnh với quyền lực chính sách đầy đủ và bằng chương trình hành động cụ thể quyết liệt trên bình diện quốc gia với đạo lý: Dân khỏe thì dân an - Dân trí mới được tài bồi - Dân sinh mới phát triển...Vạn bệnh do ăn uống mà sinh ra, ăn uống đúng phép tắc ngừa trị được bệnh hoạn - Giáo dục cũng vậy, đường lối giáo dục tốt thì như đã nói ở trên, dân sinh giàu mạnh, nước hùng cường đúng nghĩa, phẩm giá dân tộc được nêu cao, ngoại bang phải kính trọng.
Còn nếu đường lối giáo dục lai căn rối loạn thì lịch sử đã chứng minh: Tất mang họa hại diệt vong ! Đừng nên làm cái chuyện như cảnh sát giao thông phạt vi cảnh mà ngành giáo dục đang làm hiện nay....
Tựu trung lại, Chính phủ nên tổ chức bằng được những Hội đồng Nhân sĩ trí thức trên khắp cả nước, từ tỉnh thành xuống làng xã. Chính Hội Nhân sĩ trí thức này phải được lựa chọn hết sức kỹ càng qua dân ý, họ phải là những người có thực học, có giải pháp quốc gia, có tâm huyết với xóm làng, xã hội cũng như các thế hệ mai sau. Họ có thể là những nhà giáo lão thành mẫu mực biết nhiều ngôn ngữ, nhất là tinh thông tiếng mẹ đẻ. Chính họ mới đủ trí tuệ và tư cách để chọn lựa hiền tài ra giúp dân, giúp nước. Cũng chính từ hội Nhân sĩ trí thức này thành lập những hội khuyến học tại làng xã để dạy dỗ những con em từ tuổi mới cắp sách đến trường cho đến bậc tiểu học, trung học. Họ dạy chữ Ta truyền thống (bắt buộc) để sơ đằng nhất là nói, viết đúng tiếng Việt ! Và cũng chính họ sẽ thực hành Y mỹ thực truyền thống thuần Việt cho các thế hệ từ tuổi mới cắp sách đến trường cho đến bậc đại học.
PV: Được biết, DNTN Miên Mỹ của ông chuyên sản xuất rượu thơm Hoàng gia Cung Đình, ông có thể nói rõ hơn về dòng rượu này?
Ô. Ưng Viên: Rượu thơm Hoàng Gia Cung Đình là những dòng rượu đã được Đức Thánh Tổ Nhơn Hoàng Đế Minh Mệnh hoàn thiện để tài bồi trí đảm về thể chất cho Hoàng Gia và Miêu Duệ sau này. Rượu thơm Hoàng Gia Nguyễn Phúc Tộc là sự kế thừa và tiếp nối truyền thống làm rượu của cha ông ngày trước trong Hoàng Tộc. Trong quá trình thừa kế phát huy, phát triển truyền thống Văn Hiến của tổ tông người Việt thì đến Vương Triều Nguyễn Phúc Tộc mới hoàn thiện được như ngày nay và trong quá trình này có 2 giai đoạn hoàn thiện quan trọng:
Giai đoạn 1: Dưới triều Đức Thánh Tổ Nhơn Hoàng Đế Minh Mệnh hoàn thiện 175 dòng rượu và 28 dòng thuốc Bắc dùng để điều trị bệnh hoạn và gia vị vào y mỹ thực.
Giai đoạn 2: Từ năm 1930 đến năm 1935, cháu 14 đời của Lê Triều khai quốc công thần Nguyễn Trãi từ Nghệ An vào giúp cho một người con và một người cháu của vua Minh Mệnh đạt đến mức độ tận thiện, tận mỹ của rượu và 28 dòng thuốc bắc. Chủ yếu rượu và thức ăn của Vương Triều Nguyễn Phúc Tộc nói gọn lại là dùng để cân bằng dinh dưỡng theo tự nhiên nhằm giữ gìn sức khỏe như ai cũng thấy. Từ thời Đức Thái Tổ Gia Dũ Hoàng Đế Nguyễn Hoàng với sự giúp sức bày mưu định kế của Nguyễn Bỉnh Khiêm vào trấn nhận riêng cõi Nam từ Bố Chính trở vào, cho đến khi Đức Thánh Tổ Nhân Hoàng Đế trị vì, bên cạnh kiến lập Đế đô với hoàng thành, cung điện lăng tẩm uy nghi hùng vĩ..., giữ gìn giềng mối quốc gia qua công nghiệp lớn lao tài bồi dân sinh, dân trí, chiêu thiện nhân tâm...thì các Ngài còn hoàn thiện được đến tận thiện, tận mỹ nguyên tắc điều hòa âm dương, tinh khí thần trong gia vị ăn uống. Trong đó rượu thơm Hoàng Gia là sự kết hợp những phát kiến bí mật quân lương trên lưng ngựa nhằm ngừa trị ôn dịch giúp quân lực dũng mãnh, tinh nhuệ nhưng tổ chức gọn nhẹ để đạt hiệu quả chiến đấu cao.
PV: Ông có thể làm được hơn 400 món ăn thức uống Y mỹ thực truyền thống thuần Việt. Tại sao ông không mở một nhà hàng hay hơn thế nữa là một chuỗi nhà hàng, vừa làm giàu vừa bảo tồn và phát triển món ăn thức uống Y mỹ thực truyền thống thuần Việt. Chính bản thân chúng tôi đã được thưởng lãm một số đồ ăn thức uống do ông chế biến rồi mà ?
Ô. Ưng Viên: Không ai dù bất cứ dân tộc nào mà không có lòng tự hào dân tộc, mà sự tự hào chân chính phải bắt nguồn từ câu “Cây có cội, nước có nguồn”. Không ai không mơ ước đem lương tri, lương năng tình cảm dân tộc mà chia xẻ với bà con đồng bào mình, và hơn thế nữa không ai không thiết tha đóng góp thiết thực một cách nhiều nhất cho dân cho nước. Ví như làm một đồng thì muốn có mười đồng, có mười đồng thì muốn có trăm đồng, có trăm đồng thì muốn có ngàn đồng, mà hầu hết lợi nhuận và đầu tư trong đó là đóng góp cho Nhà nước để góp phần thiết thực vào công tác dân sinh...
Nhưng lúc này điều kiện chưa thuận lợi nên ước nguyện đó chưa thực hiện được.
PV: Không theo nghề báo, nhưng ông đã có rất nhiều bài báo đăng trên các báo trong và ngoài nước hơn 40 năm qua, ông có nhớ số lượng bài đã được đăng trên các báo, ông có kể những câu chuyện đáng nhớ xung quanh những bài báo được đăng?
Ô. Ưng Viên: Tôi không thể nhớ nổi các bài báo của mình đã đăng trên các báo hơn 40 năm qua, ước chừng trên 300 bài đủ thể loại. Trong đó có những câu chuyện đáng nhớ như năm 17 tuổi, tôi có viết thư phê phán dữ dội đối với ông Nguiễn Ngu Í, chủ nhân tờ “Tuổi Trẻ” (Thiếu niên nhi đồng) thập niên 60. Trong đó ông Nguiễn Ngu Í đưa ra vấn đề sửa cả chữ cái trong 24 chữ cái tiếng Việt chẳng hạn: G đọc là gờ. C đọc là cờ, D đọc là đờ...i và y giống nhau. Mà Nguiễn Ngu Í đã từng cho rằng đây là công trình huyết lệ. Sở dĩ tôi phê phán dữ dội là vì dân tộc Việt mang một ngôn ngữ thuần khiết tồn tại hơn 4000 năm lịch sử mà các dân tộc trên thế giới có được như vậy chỉ tính trên đầu ngón tay. Đến khi các tu sĩ dòng Tên sang truyền giáo tại Á Đông các vị giáo sĩ này đã dùng 1 tự dạng (Latinh) để sáng tạo nên chữ Việt đương đại. Lúc đó họ quyết tâm dùng một ngôn ngữ bằng chữ viết mới mẻ để phiên dịch những giáo lý, giáo điều của một tôn giáo để thay thế chữ viết trong đó có liên quan đến tín ngưỡng của một dân tộc (mục đích chính để truyền đạo và xóa bỏ nguồn cội của dân tộc Việt). Hệ quả cho đến ngày nay ai cũng cảm thấy xót xa....!!!!!
Trong năm 1970, câu chuyện phiếm giữa tôi và Ngọa Long; Nam Đình (chủ bút tờ “Đuốc Nhà Nam" một tờ báo đối lập Sài Gòn trước 1975), câu chuyện như sau:
Nguyên vụ Water Gate. Câu chuyện Water Gate không phải đến năm 1974-1975 mới rùm beng. Không biết chuyện này thực hư thế nào. Nhưng trong một buổi sáng, thi sĩ Vũ Hoàng Chương rủ Ngọa Long; Nam Đình Lại nhà hàng Vân Cảnh ăn sáng và gặp tôi cũng đang ăn sáng tại đó. Cô bồi bàn mang thức ăn lại cho chúng tôi. Đến lượt đặt tô thức ăn trước mặt Vũ Hoàng Chương không biết gặp cái phải gió gì mà cô ta lại làm đổ nước dùng trong tô thức ăn của thi sĩ ướt từ bụng xuống hạ bộ cô ta. Lúc đó cô ta đứng quay lưng lại với cửa ra vào của nhà hàng, không biết cặp mắt thẩm mỹ của cụ Ngọa Long nhìn thấy thế nào mà cụ ta la làng lên: Cái cửa có nước chảy ra ! Cái cửa có nước chảy ra ! Khiến cho thực khách trong nhà hàng phải một phen nhập ma tẩu hỏa. Đây có lẽ là tiền định thế nào, đến khi vụ nghe lén ở Nhà Trắng xảy ra dưới thời tổng thông Nixon. Đến hồi rùm beng thì ký giả Ngoạ Long có hỏi tôi rằng “Cậu có nhớ cái gì không?”, chính tôi lúc đó cũng không nhớ, thì cụ Ngọa Long bảo rằng : “Cái cửa có nước chảy ra”. Sau đó cụ đăng một bài “Cái cửa có nước chảy ra” trên báo “Đuốc Nhà Nam”, đồng thời cụ Ngọa Long lại tưng tửng gửi một bức thư với tiêu đề “Cái cửa có nước chảy ra cho vợ Nguyễn Văn Thiệu, không hiểu nội dung trong đó cụ Ngọa nói gì mà mật vụ không dám làm tình làm tội chúng tôi nữa.
PV: Xin chân thành cảm ơn ông.
Nguồn: Trích Tạp Chí Thương Mại – Bộ Thương Mại.
DOANH NHÂN VIỆT NAM NĂM 2006.
Dẫn nguồn:
https://vanminhsucsongviet.com/blog
https://vanminhsucsongviet.net/blog
THẢO LUẬN
Chưa có nhận xét cho Bài viết này.