TRÀ VÀ QUỐC HIỆU VIỆT NAM
07/07/2022 13:11
0 nhận xét
1,033 lượt xem
TRÀ VÀ QUỐC HIỆU VIỆT NAM
Từ khi sinh ra trên trái đất, liên tục bị bành trướng, truy đuổi, tước quyền độc lập lãnh thổ là tộc người Việt và người Do Thái. Người Do Thái đã phát kiến ra hệ thống ngân hàng, hệ thống bảo hiểm làm tiền đề ra đời chủ nghĩa tư bản, cho tới nay họ chưa có Tổ quốc. Người Việt xây dựng Tổ quốc nằm ở phía Nam Trung Hoa được gọi là Việt Nam. Suốt chặng đường đạt được thành tựu ấy, chính dinh dưỡng quyết định bảo tồn được sự sống của nòi Việt trong điều kiện khí hậu, thổ nhưỡng khắc nghiệt, nuôi dưỡng não bộ để tinh thần, trí tuệ tinh nhuệ là nhờ dư vị đắng ngọt ngào của chè trong nước uống và đồ ăn hàng ngày của người Việt. Ơn cây chè… chè khô được gọi là Trà Khang sinh dưỡng. Do đó, Nguyễn Du gọi là Trà Khang, các vị Đế Vương Đại Việt có tục “Trà Lễ”
NGƯỜI ĐƯỢC TRAO SỨ MỆNH LỊCH SỬ
Năm 1556, Vua Lê Trung Tông là đời thứ 2 của nhà Lê trung hưng qua đời ở tuổi 22, không có con kế vị. Nhân cơ hội này Trịnh Kiểm muốn soán ngôi. Ông cho người về Cổ Am, Vĩnh Lại, Hải Dương để hỏi Trạng Trình – Nguyễn Bỉnh Khiêm là thầy nho, y, lý, số lỗi lạc đương thời. Trạng trả lời bằng cách ngoảnh mặt vào đầy tớ và nói:
- Năm ngoái mất mùa, thóc giống không tốt, đi tìm giống cũ mà gieo.
Đoạn Trạng sai đầy tớ ra chùa bảo tiểu quét chùa, dâng hương để Trạng ra chơi. Đến chùa, Trạng nói với tiểu:
- Giữ chùa thờ Phật thì được ăn oản.
Sứ trở về Thanh Hóa, bẩm lại từng lời nói của Trạng. Trịnh Kiểm tìm cháu của Lam Quốc công Lê Từ (anh ruột của Lê Lợi) là Lê Duy Bang lập lên nối ngôi.
Còn Trạng cho người tiễn khách về, thở dài, xót xa cho Đại Việt. Đích về Đại Việt phía Nam Trung Hoa đủ hùng cường, được công nhận thuộc quyền lãnh thổ của người Việt đã gần kề. Vậy mà Trịnh, Mạc tham ngôi báu, dốc hết khí lực mải mê đánh nhau. Khi đống xương nội chiến ngập đầu, Chiêm Thành lấy lại đất phía Nam. Tàu tràn xuống phía Bắc, ngôi đó có còn mà giành nhau hay không?
Trạng trầm ngâm, hai bản đồ Đại Việt, một được vua Lý Anh Tông cho lập năm 1171-1172 và một được Vua Lê Thanh Tông cho lập lại năm 1470 hiển hiện trong suy tưởng. Cả hai có địa giới phía Bắc giáp với các vùng Châu Ung, Khâm Châu, Châu Liêm (nay nằm trong tỉnh Quảng Đông, Quảng Tây Trung Quốc). Địa giới phía Nam bản đồ thứ nhất là Bắc Nghệ An, bản đồi thứ hai là Bắc Đà Giang. Bên kia sông là 4 tiểu vương quốc: Tây Đồ Di, Hỏa Xá, Thủy Xá và Chân Lạp.
Tộc người Việt, có ông tổ là cháu đời thứ 3 của vua Thần Nông, được sinh ra và định cư với văn minh lúa nước ở phía bắc Bắc Kinh (Trung Quốc hiện nay). Họ bị tộc người du mục từ hướng sa mạc Mông Cổ bành trướng, chiếm đất và họ dạt mãi, dạt mãi… Đích đến mà cũng là điều kiện trường tồn của tộc người sống bằng nông nghiệp là phía có lãnh thổ và quyền lãnh thổ được công nhận. Chặng đường về đích đã ngót hơn 3500 năm. Mỗi thời, mỗi triều đại kế tục hay thừa trừ đề có những sứ mệnh riêng trên con đường lịch sử chung về một mục đích đó. Mất 2000 năm phiêu dạt, chạy né tộc người du mục và tìm được miền đất dừng chân đặt tên là Lạc Việt. Vua Hùng dựng nước Văn Lang. An Dương Vương đổi thành Âu Lạc, xây thành Cổ Loa, phát kiến nỏ thần. Rồi lãnh thổ của người Việt bị phủ nhận, thế lực các triều đại phong kiến phương Bắc thay nhau cai trị gần 1000 năm:
· Nhà Triệu (179TCN – 111 TCN)
· Nhà Hán (111TCN – không xác định)
· Nhà Ngô (220-280 sau CN)
· Nhà Tấn (280-420)
· Nam Triều bao gồm: Tống, Tề, Lương, Trần (420-542) kết thúc bằng cuộc khởi nghĩa thành công của Lý Bôn với quốc hiệu Vạn Xân.
· Nhà Tùy (602 – 618)
· Nhà Đường (618-905). Đến 906 nhà Đường mới công nhận đất phía Nam nước Tàu thuộc chủ quyền của người Việt.
Nhà Đường thay thế nhà Hán tiếp tục phủ nhận và xâm lược lãnh thổ của người Việt. Ngô Quyền đánh Nam Hán trên sông Bạch Đằng năm 938. Đinh Tiên Hoàng dẹp yên 12 xứ quân Ngô nổi loạn sau khi Ngô Quyền mất, đặt tên là Đại Cồ Việt (968-980), đóng đô ở Hoa Lư. Lê Đại Hành (980-1009) đánh Tống Phía bắc, dẹp Chiêm phía Nam, bảo toàn bờ cõi Đại Cồ Việt. Lý Công Uẩn dời đô từ Hoa Lư về Đại La, đổi tên nước thành Đại Việt. Triều Lý (1010-1225) đuổi Chiêm 1069, phạt Tống (1075-1077). Nhà Trần được nhà Lý nhường Ngôi, gánh sứ mệnh 3 lần chống Mông Nguyên xâm lược (năm 1258,1285,1288). Đại Việt được mở thêm đến Hóa Châu do vua Chế Mân lấy công chúa Trần Huyền Trân cắt 3 châu Ma Linh, Địa Lý, Bố Chính dâng tặng. Nhà Hồ (1400-1407) do Hồ Quý Ly lấy công chúa Nhất Chi Mai con vua Trần Duệ Tông sau phế truất Trần Phế Đế nhưng rồi để lãnh thổ Đại Việt rơi vào tay quân Minh gần 20 năm. Tuy nhà Hồ ngắn ngủi, nhưng đã kịp phát kiến ra tiền giấy súng Thần Công và Hỏa hổ chiến trong quân sự. Lê Lợi đuổi giặc Minh ra khỏi bờ cõi Đại Việt. Triều Lê (1428-1527) giữ được Hóa Châu 2 lần khỏi rơi lại tay chiêm Thành. Vua Lê Thánh Tông đuổi Chiêm định biên giới phía Nam đến bắc Đà Giang.
Đích đã gần kề, chỉ còn mềm đức với nước nhỏ bên bờ nam Đà Giang và kính uy nước lớn phía Bắc, Đại Việt đủ hùng cường, Trung Hoa thừa nhân lãnh thổ phía Nam Trung Hoa là của người Việt, nhưng Trịnh - Mạc lại đang mải mê đánh nhau, Thuận Hóa không người canh ngó. Nhập Nội Đại Hành Khiển Nguyễn Trãi những năm 1430, khi Đại Việt mới tan bóng quân Minh, lãnh thổ bờ nam vẫn dừng lại ở Hóa Châu, ông đã nhìn thấy đích về. Ông chưa kịp hành động giúp nhà Lê tăng tốc bánh xe lịch sử về đích, mới chỉ nhắc Đại Việt bằng hai từ Việt Nam trong Địa Dư Nhất Thống Chí thì đã bị thám án tru di vì người nhà là Thị Lộ bị nghi liên quan đến cái chết đột ngột của vua Lê Thái Tông (1442) Trời sẽ trao tài đức và sứ mệnh cuối của chặng đường về đích cho ai? Nhà Mạc cướp ngôi nhà Lê và giết vua Lê Cung Hoàng. Nguyễn Kim giúp Lê Trang Tông trung hưng nhà Lê thì đã chết vì bị đầu độc. Nguyễn Uông con trai trưởng của Nguyễn Kim cũng bị hãm hại. Nhà Lê trung hưng mới sang đời vua thứ 2 lại chết ở tuổi 22 chưa có con nối ngôi. Vận nước đang cần mà người hiền tài chưa thấy.
Không lâu sau Trạng được báo có khách là người thân cận của Nguyễn Hoàng, con trai út của Nguyễn Kim. “Khi nhà Mạc lập nên, Nguyễn Kim sang Ai Lao thu nạp hào kiệt, trung hưng nhà Lê, Nguyễn Hoàng mới 2 tuổi, được cậu là Ư Dĩ nuôi dạy”. Lớn lên làm quan cho nhà Lê. Sau cái chết của cha lúc Hoàng 20 tuổi và cái chết của anh trai là Nguyễn Uông, Hoàng cáo ốm xin từ quan. Linh tính mách bảo Trạng người hiền tài đã ở rất gần. Trạng thảo nhanh vài đường bút và trao cho người của Nguyễn Hoàng.
Trở về, người phò tá của Nguyễn Hoàng mở ra “Hoành Sơn nhất đái, vạn đại dung thân” (Một giải Hoành Sơn, dân đời đời dung sống). Cả tướng quân, trầm ngâm giây lát.
- Bẩm Đoan Quận Công, người Chiêm vốn khát đất không kém gì người gốc du mục xưa muốn bá chủ nước Tàu. Chiêm tư thông với Tống đánh Đại Việt năm 1069 nhưng không thành. Chế Mân xin lấy công chúa Huyền Trân, tặng cho Đại Việt Hóa Châu (1361). Các đời vua Chiêm sau như: Cai Bí, Trà Toàn đã 2 lần đánh nhằm đoạt lại giải Hoành Sơn được vua Lê Thánh Tông mở năm 1470. Sở dĩ đã hơn 100 năm thuộc về Đại Việt, Chiêm tộc không dòm ngó gì là vì một nền văn minh Chiêm rực rỡ tồn tại trên đất đó hàng ngàn năm, sau bị lụi vong vì địa tầng thổ nhưỡng thay đổi, lam sơn chướng khí nổi lên. Giải đất mà tộc người khát đất buông hẳn. Trạng truyền là đời đời dung thân ắt Trạng phải có giải pháp gì.
Cũng nghĩ thế nên Nguyễn Hoàng sai người diện kiến Trạng một lần nữa. Trạng bảo: Có chăng Chiêm muốn giành lại đất thì thời cơ đã đến với chúng. Bởi nội lực Đại Việt đã bị Lê – Trịnh và Mạc đang triệt tiêu. Hơn lúc nào hết Hoành Sơn Đại Việt ta cần có người tài đức trấn thủ.
Người phò tá thân cận lưu lại nhà Trạng một thời gian. Khi trở về ngồi bên trà khuya bẩm lại như thế và Nguyễn Hoàng đồng ý.
Sứ giả rút ống tre những cuộn giấy trải lên bàn: Bẩm Đoan Quận Công, đây là tất cả những gì mà Trạng đã truyền dạy. Đây là bản đồ Hoành Sơn, đặc điểm phong thủy. Để giữ vững sự sống ở xứ Ô Châu ác địa thì có đây là cách thức làm đồ ăn, thuốc ngừa – trị bênh, còn đây là phương thức giữ gìn môi sinh…
Nguyễn Hoàng chăm chú xem, sau đó ông ngẩng lên:
Tốt. Nhưng cái mà ta cần nhất lại thiếu đó là cách làm thức uống.
Thưa Quân Công, hạ quan biết là con người chết khát trước khi chết đói, mà nước Hoành Sơn độc đến mức những lính theo Hưng Đạo Vương Quốc Tuấn, sau vua Lê Thánh Tông tiến đánh Chiêm sống sót trở về đầu không còn tóc. Hạ quan có xin Trạng chỉ dạy phần uống. Trạng đáp: Tất cả của cải Trời cho sẵn trong đất Việt. Đường đi nước bước người Việt cần, các vị tiền bối đã để sẵn trong cách ăn uống Việt, trong vốn từ vựng Việt, hậu duệ chỉ lấy ra dùng. Ăn ngày có 2,3 bữa có thể quên, ta nhắc hộ. Còn tiếng Việt vừa mới nói, hãy tự tìm lấy”.
Hoàng mỉm cười vì sự thông thái của Trạng. Còn người tâm phúc dường như trở nên phấn chấn nói: Trạng dạy, theo trong Phú Thang, Phú Mạch, Phú Nhân Thân, Thần Nông Bản Thảo,.. tiêu chuẩn cho bất kỳ trong đồ ăn thức uống nào đều phải có ngũ vị đắng, cay, ngọt, mặn, chua và cuối cùng phải còn dư vị ngọt bùi đầu lưỡi mới tốt cho sinh tồn. Vị ngọt kích hoạt hệ thống tế bào gốc trong vinh ngoài vệ, biến dinh dưỡng thành năng lượng thiết yếu trong điều kiện khí hậu lạnh. Vị ngọt dung thông vị mặn, kích hoạt hệ tân dịch và tuyến giáp trạng, tạo nên hệ thống tự giải khát, thiết yếu trong điều kiện khí hậu khô cháy. Mọi hoạt động sinh học về tư duy, thể chất của con người đều do thần kinh trung ương trong não bộ chỉ đạo, nuôi dưỡng não bộ là dinh dưỡng trung tâm với sự kích hoạt não bộ bằng vị đắng trong lương thực. Theo lời Trạng, hạ quan tìm trong Tiếng Việt một đồ uống đáp ứng cả đắng ngọt là cây chè. Đầu tiên uống vào có vị đắng chát và dư vị ngọt bùi. Hàm lượng ngọt chắc phải là nhu cầu rất lớn đối với cơ thể nên mới được gọi là Chè. Phơi khô được gọi là Trà, có thể trộn trà, cho vào bất cứ đồ ăn thức uống nào và vị trà mang lại hiệu quả dinh dưỡng kinh ngạc nên gặp điều thú vị bất ngờ người Việt mình thốt lên Chà Chà… Đến đây cả hai người nhập chén trà cười khà khà.
Nguyễn Hoàng nhờ chị gái là Ngọc Bảo nói với Trịnh Kiểm cho Hoàng trấn thủ Thuận Hóa. Kiểm nghĩ thầm Hoàng không chết trên đường do lực lượng Mạc lớn hơn rượt thuyền đánh úp sau lưng thì vào đó cũng chết vì rừng thiêng nước độc. Kiểm đồng ý và dâng biểu tâu vua Lê cho Hoàng đi.
Tâm phúc của Nguyễn Hoàng trở lại hỏi Trạng về cây chè cho rõ hơn, và bí mật đưa Trạng về phủ Nguyễn Hoàng. Trạng nhận ra Hoàng là người hiền tài, phò tá hiền tài mà sứ mệnh lịch sử sẽ chọn là đây. Cổ xe đưa Đại Việt về đích Việt Nam bắt đầu chuyển bánh. Trạng hạ bút “Việt Nam Khởi Tổ Xây Nền”.
TRÀ VÀ CÔNG CUỘC TRẤN THỦ THUẬN HÓA CỦA NGUYỄN HOÀNG
Nhờ hương vị, tính giải khát và sát khuẩn độc đáo, Trà được Nguyễn Bỉnh Khiêm ứng dụng trong ẩm thực dược trị, y dược nghiệm phương và truyền dạy cho Nguyễn Hoàng.
Năm 1558, trà, cây chè theo Nguyễn Hoàng, cùng đoàn tùy tùng, những người đồng hương Tống Sơn, Nghĩa Dũng (Thanh Hóa) vào Thuận Hóa. Giữa gió Lào, cát trắng, nóng khô ran, người Việt vẫn tươi tốt. Rừng âm u, lam chướng nặng nề, người Việt vẫn tráng kiện, tinh nhuệ. Được thế là nhờ có Trà có mặt trong đồ ăn, thức uống hàng ngày của người Việt.
Trà làm các loại mắm hải, thủy sản vốn rất mặn theo công thức của người Hời, dịu đi vị mặn, tăng độ đạm, dinh dưỡng.
Trà làm cho nếp, gạo nấu cơm làm bánh ngon hơn…
Nhờ trà mà các phương pháp dược trị gia đình dùng chế ngự các bệnh thiên thời bình thường như nhức đầu, cảm cúm, ho, rối loạn do nhiễm trùng tiêu hóa làm đau bụng tiêu chảy, ói mửa (thổ tả), kiết lị, viêm phổi, viêm họng các loại, hơi thở hôi hám do các bệnh về rang miệng tiêu hóa gây nên rất công hiệu…
Trà làm các công thức dinh dưỡng “ngũ vị” truyền thống Việt phát huy hiệu quả không ngờ.
Trà kết hợp với lá hồng dương pha vào rượu mạnh, loại trừ được kích thích của men rượu làm nhức đầu, căng thái dương, rối loạn nhịp tim, tiêu hóa,… Trà làm tăng tính giải khát trong rượu mạnh.
Trà còn tạo màu sắc huyền ảo lung linh, hương vị thơm ngon trong rượu và thức uống các loại. Rót uống rồi để ly không rất lâu hương vị vẫn quyện ở thành ly đáy cốc.
Nhờ tính giải khát và công năng tăng cường hệ miễn dịch của trà mà sự sống của người Việt trên giải Ô Châu ác địa được giữ vững và sinh sôi. Chủ quyền Đại Việt phía nam được yên định.
Những năm 1600, dư đảng nhà Mạc được dẹp yên, đất Thuận Quảng được thuần hóa trở nên trù phú. Nguyễn Hoàng cho dâng trà tạ ơn Trời Phật. Một loạt các chùa như Thiên Mụ, Bảo Châu… được xây dựng. Nghi thức Trà Lễ khởi phát từ đó.
CHẶNG ĐƯỜNG LỊCH SỬ ĐÃ VỀ ĐÍCH
Năm 1613 sau 56 năm gắn bó với núi rừng Thuận Hóa, chúa Nguyễn Hoàng mệt nặng, ông cho gọi người con trai thứ 6 là Nguyễn Phúc Nguyên đến bên dặn dò:
Đất Thuận Quảng phía Bắc có Hoành Sơn, Giang Linh hiểm trở, phía Nam có Hải Vân và Thạch Bi Sơn. Núi sẵn vàng sắt, biển sẵn cá muối, là đất dụng võ của người anh hùng. Cát cứ này phải được giữ vững, dân phải chăm, lính phải luyện để hậu thuẫn cho vua Lê phòng khi Trịnh – Mạc triệt nhau làm Đại Việt suy yếu, Tàu lợi dụng xâm chiếm. Còn không, cũng để đối phó với Chiêm phòng khi chúng chiếm được lãnh thổ bên kia Đà Giang, được đà tràn sang Đại Việt.
Nguyễn Hoàng mất. Nguyễn Phúc Nguyên (1613-1635) thay cha chấn thủ Thuận Hóa. Được các tướng hiền tài như Đào Duy Từ (là người đã ra lệnh chém hai thương nhân Hà Lan vì xấc xược, để giữ gìn quốc thể), Nguyễn Hữu Dật, Nguyễn Hữu Tiến. Ông cho xây lũy Trường Dục “Lũy Thầy” và Nhật Lệ ở Quảng Bình. Ông vỗ về quân dân, trăm họ vui phục gọi ông là chúa Phật.
Bấy giờ 4 tiểu vương quốc láng giềng Đại Việt là Tây Đồ Di, Hỏa Xá, Thủy Xá, Chân Lạp đang bị Chiêm quân gây chiến nhằm thôn tính. Chúa Nguyễn Phúc Nguyên một mặt mở rộng quan hệ ngoại giao, thương mại với các nước láng giềng gần xa, một mặt vỗ an Chiêm tộc. Ông gả con gái thứ Ngọc Hoa cho một thương gia dòng dõi quý tộc Nhật là Sotaro (Đại Lương) người Nagasaki. Công chúa út Ngọc Hòa (tức Ngọc Vạn) cho vua Chân Lạp, và công chúa trưởng Ngọc Khoa cho hậu duệ của vua Chiêm. Dân Việt bắt đầu ráo riết vượt địa giới Đà Giang, mang theo mỹ tục dùng trà và sống thuận hòa với các tộc người bản địa. Nhờ cư dân Việt sinh sôi, phát triển mạnh, qua các triều chúa Nguyễn, lãnh thổ thuộc 4 tiểu vương quốc nay là các tỉnh miền Đông, miền Tây Nam Bộ, các đảo trong vịnh Xiêm La và Biển Đông dần dần sát nhập vào bản đồ Đàng Trong của Đại Việt mà không gây ra một cuộc đổ máu nào.
Đại Việt ở phía Nam Trung Hoa cùng cây chè đã đi hết chặng đường mở cõi, nhưng chưa thống nhất một giải để về đích. Năm 1619 Trịnh Tùng đem quân vào Thuận Quảng đánh chúa Nguyễn. Nguyễn Phúc Nguyên bắt đầu ngừng nộp thuế về Bắc Hà và xây dựng riêng cơ đồ đóng đô ở Phú Xuân. Năm 1627 họ Trịnh vào Nam đánh họ Nguyễn vì cớ chúa Nguyễn không đóng thuế cho vua Lê. Cuộc chiến kéo dài 45 năm trên đất Quảng Bình, Hà Tĩnh. Năm 1675 chúa Trịnh – Nguyễn tạm dừng cuộc chiến, lấy sông Gianh làm ranh giới phía Bắc (Đàng Ngoài) do chúa Trình cát cứ, phía Nam (Đàng Trong) thuộc chúa Nguyễn.
Đàng trong và đàng ngoài cần liền về một giải để về đích. Mặc dù có tư thù nhưng hình như vì gia đạo mà hai họ không thể tiêu trừ nhau. Trịnh Kiểm đầu độc cha vợ là Nguyễn Kim, hãm hại em vợ là Nguyễn Uông. Đất Thuận Hóa chở che cho Nguyễn Hoàng. Chị gái Ngọc Bảo lấy Trịnh Kiểm. Con gái Nguyễn Hoàng là Ngọc Tú lấy Trịnh Tráng cháu nội của Ngọc Bảo và Trịnh Kiểm. Bốn mươi lăm năm nội chiến Trịnh Nguyễn, không phân thắng bại. Do đó, lịch sử Đại Việt cần có cơn lốc can qua xóa tan giới tuyến để về đích Việt Nam.
VỀ ĐÍCH
Năm 1765 chúa Nguyễn Phúc Khoát băng hà, quyền thần Trương Phúc Loan lộng hành bắt giam hoàng tử lớn của chúa Nguyễn Phúc Luân, lập hoàng tử nhỏ Nguyễn Phúc Thuần lên nối ngôi. Trăm họ phẫn nộ. Năm 1771, ba anh em nhà Tây Sơn Nguyễn Nhạc, Nguyễn Huệ, Nguyễn Lữ nổi dậy chống lại Trương Phúc Loan. Chúa Trịnh đàng ngoài cho quân vào dẹp Trương Phúc Loan. Khi đó Tôn thất nhà Nguyễn nộp Trương Phúc Loan cho quân Trịnh. Tháng 12/1774 Trịnh chiếm Phú Xuân. Anh em nhà Tây Sơn giảng hòa với Trịnh. Nguyễn Nhạc năm 1777 được Trịnh phong làm Quảng Nam trấn thủ tuyên úy đại sứ quốc công. Từ đó quân Tây Sơn dốc toàn bộ lực lượng quay sang tấn công quân Nguyễn ở phía Nam. Năm 1778, chúa Nguyễn Phúc Thuần chết trận ở tuổi 24, cháu ruột là Nguyễn Phúc Anh 15 tuổi chạy thoát ra đảo Thổ Chu. Nguyễn Nhạc tự xưng là Trung ương Hoàng Đế hiệu là Thái Đức lấy Đồ Bàn – Bình Định (kinh đô Chiêm Thành cũ) làm kinh đô.
Năm 1786, Nguyễn Huệ chiếm thành Phú Xuân từ tay quân Trịnh, sau tiến ra Bắc lật nhào họ Trịnh. Nguyễn Huệ được vua Lê Hiển Tông gả công chúa Ngọc Hân. Năm 1788, vua Lê băng hà, Vũ Văn Nhậm vốn là tướng của chúa Nguyễn, bị Tây Sơn bắt năm 1786 ở Gia Định sau thành con rể của Nguyễn Nhạc lập Lê Duy Cẩn, cháu đích tôn của vua Lê lên ngôi lấy hiệu là Chiêu Thống. Khi Nguyễn Huệ, Nguyễn Nhạc rút vào Nam, hào mục cát cứ nổi dậy. Trịnh Bồng (từ Trịnh Khải) trở lại Thăng Long tự lập Yến Đô Vương lấn át vua Lê như trước. Vua Lê Chiêu Thống mời Nguyễn Hữu Chỉnh (trước là tướng của Hoàng Ngũ Phúc nhà Trịnh sau theo Tây Sơn) từ Nghệ An ra Thăng Long giúp. Tháng 5/1788 Nguyễn Huệ lần nữa kéo quân ra Thăng Long giết Vũ Văn Nhậm, diệt Trịnh, nhưng Huệ nghe lời Chỉnh vẫn để Chiêu Thống làm Giám quốc, nhưng quyền hành giao cho Ngô Văn Sở. Bắc Hà được sát nhập vào vùng đất cai quản của Nguyễn Huệ. Sau, Chỉnh bị quân Tây Sơn do Ngô Văn Sở chỉ huy bắt sống. Tháng 7/1788, vua Lê Chiêu Thống sang cầu viện nhà Thanh. Tôn Sĩ Nghị nói với liêu thuộc: “Nước Nam xưa vốn thuộc Hán Đường, mãi đến đời Tống, họ Đinh mới dây lên giữ đất, từ đời nọ sang đời kia gây thành nước độc lập. Nay cuộc thế đổi thay, họ không giữ nổi, có lẽ trời cho ta chiếm quận huyện chăng”. Sau Nghị dâng biểu tâu vua Càn Long: “Đại Việt là đất cũ của thiên tử ta, nay lấy lại cho nhà Lê, rồi ta đặt binh giữ đất”. Tháng 11/1788, 29.000 quân thanh ồ ạt sang Đại Việt, chiếm được Thăng Long.
Nguyễn Huệ lên ngôi Hoàng Đế lấy hiệu là Quang Trung kéo quân ra Bắc. Mùa xuân Kỷ Dậu 1789, quân Thanh bị phá tan trên đất Bắc Hà. Vua Lê Chiêu Thống chạy sang Tàu (sau đó mất ở Yên Kinh năm 1793). Đại Việt lại chia 3 thuộc quyền 3 anh em nhà Tây Sơn và họ lại quay ra chống đối nhau… Cũng từ đây Nguyễn Nhạc đoạn giao với Nguyễn Huệ… Vì thế mà sử sách triều Tây Sơn không thể nhắc đích đến Việt Nam được! Chè vẫn xanh trên các đồi nương Miền Trung, cao nguyên Nam Trung Bộ.
Cuộc nội chiến nhà Nguyễn và anh em Tây Sơn bắt đầu năm 1777, sau khi Quang Trung mất 1792. Chúa Nguyễn Phúc Anh được các tướng Tây Sơn Bùi Thị Xuân, Ngô Văn Sở quay sang quy phục, nhà Nguyễn trung hưng. Đại Việt liền một giải từ Cà mua đến Ải Nam Quan – địa đầu Móng Cái. Năm 1802 chúa Nguyễn Phúc Anh được tôn lên ngôi Hoàng Đế lấy hiệu là Gia Long và cho sứ sang nhà Thanh xin khôi phục quốc hiệu Vạn Xuân nhưng Càn Long không thuận. Năm 1804 hai bên theo sự cương quyết của Nhà Nguyễn đi đến thống nhất quốc hiệu mới của Đại Việt là Việt Nam. Tháng 8/1804 vua Gia Long làm lễ truy điệu và đưa di hài của vua Lê Chiêu Thống về Việt Nam, án tang tại Lăng Bàn Thạch, truy hiệu Nghị Hoàng Đế.
Đích Việt Nam đã về, trà vẫn dùng trong việc hoàn thiện bí mật quân lương và ẩm thực dược trị Hoàng Gia. Trà có mặt trong 56 loại giải khát dinh dưỡng 4 mùa, 175 dòng rượu. Nhưng đến thời Minh Mệnh Hoàng Đế, Trà Lễ mới được truyền chính thức với Lễ Sinh Dưỡng Trà được cử hành trong điện Liệt Thánh họ Nguyễn Phúc có chân dung Nguyễn Bỉnh Khiêm và Bùi Thị Xuân. Từ đó, Nguyễn Du trong truyện kiều gọi Trà là Trà Khang.
Nên nhớ: Bùi Thị Xuân chính là tổ sư sáng chế Bánh Tráng, Bánh Tét và Bánh Hộc làm quân lương cho lực lượng Tây Sơn. Sau này, khi cùng Ngô Văn Sở “tức Ngô Văn Sỉ” quay sang quy phục chúa Nguyễn Phúc Anh, bà lại cải tiến ba loại bánh nói trên (nhất là nhân bánh) có sự góp phần của trà trong nhân bánh và trong nếp. Chính các loại quân lương này giúp cho quân lực chúa Nguyễn Phúc Anh đánh bại nhà Tây Sơn. Vua Gia Long thống nhất Sơn Hà…
Những năm 1930 -1935 cháu đời thứ 14 của Nhập Nội Đại Hành Khiển Nguyễn Trải từ đất Nghệ An vào kinh thành Huế giúp một số gia đình Hoàng phái hoàn thiện điến tuyệt mỹ về trà trong ẩm thực và dược trị…
Người chép lại sử phân vân không biết có phải Nguyễn Trải, Nguyễn Bỉnh Khiêm dự báo về một Việt Nam hôm nay bắt đầu từ việc uống trà không?
Dẫn nguồn:
https://vanminhsucsongviet.com/blog
https://vanminhsucsongviet.net/blog
THẢO LUẬN
Chưa có nhận xét cho Bài viết này.