PHỞ THƠM TRI NHÂN - Quy trình nấu

Món Phở bắt nguồn từ món mì Quảng – Quảng Nam, được biến tấu bởi gia đình Thạch Lam Nhất Linh thuộc nhóm Tự Lực Văn Đoàn khi di dân ra Hải Dương năm 1914.
Khởi thủy, nước Phở được kết hợp từ cá Trạch bùn, cá Rô đồng cộng thêm một số rau củ quả để tạo ra vị ngọt.
Kế thừa và phát huy món Phở truyền thống, Tri Nhân Hội Quán đã thăng hoa thêm để hòa vào dòng chảy Văn Minh Sức Sống Việt.

GIAI ĐOẠN 1: LÀM NƯỚC PHỞ
  1. Bước 1:
    Khử mùi xương heo, xương bò. Hầm trong nồi đất tối thiểu 1 ngày để giữ nguyên vị ngọt của xương, vớt bỏ cặn bẩn.


  2. Bước 2:
    Hầm 40 loại rau củ quả, vỏ trái cây theo đúng quy trình nghiêm ngặt của công thức lưu giữ trong Tùng Thiện Thực Phổ để tốt cho sức khỏe theo từng ngày, củng cố hoạt động của nội quan người dùng.


  3. Bước 3:
    Nước hầm cá rô đã được khử mùi tanh hoàn toàn.


    Tựu trung, các nguyên liệu phải được hầm hoàn toàn bằng nồi đất để giữ nguyên hương vị tự nhiên vốn có. Nước có vị ngọt của xương, cá, rau củ, hương thơm của hơn 40 loại hoa rau củ quả.


  4. Bước 4:
    Phối trộn các loại nước trên vào Nồi đồng xưa. Nồi đồng đã được tổ tiên người việt dùng nhiều cách đây nhiều ngàn năm. Bởi từ loại nồi đồng này sẽ sản sinh ra một loại chất Sunfat De Jean rất tốt cho dạ dày, làm sáng mắt. Không nên sử dụng nồi đồng đúc ngày nay vì chưa loại bỏ hết tạp chất có hại. 
    Thêm một số vị thuốc đông y như: đinh hương, thảo quả, hồi, quế chi, cam thảo,….
    Sau đó nêm nếm cho vừa ăn: chỉ nêm bằng muối hột hầm và nước tương do nhà tự làm.

  • GIAI ĐOẠN 2: LÀM BÁNH PHỞ
  1. Bước 1:
    Ngâm gạo qua đêm. Gạo được tuyển lựa hết sức kỹ lưỡng để tạo cho bánh phở được dai, mềm. Gạo ngon nhất là gạo 6 tháng được chuyển về từ Quảng Nam. 
    Sau đó được xay hoàn toàn bằng thủ công bằng cối đá nhằm giữ lại hương vị rất đỗi đồng quê.


  2. Bước 2:
     Sau đó nêm muối và gia vị gia đình vào nước gạo xay, tiếp đến là tráng bánh, cắt bánh hoàn toàn thủ công.


  • GIAI ĐOẠN 3: TÔ PHỞ HOÀN CHỈNH
  1. Bước 1:
    Thịt bò tái và nạm chín xắt miếng, sau đó đem khử mùi dao còn dính ở thịt.


  2. Bước 2:
    Trụng tô để khử trùng và giữ nóng nước dùng.


  3. Bước 3:
    Cho nước dùng vào tô, cho bánh phở, thịt, nước dùng, rau thơm xắt nhuyễn,…. ăn kèm với: hành hoa, húng lủi, ngò rí, hẹ, é ta…


    Nước phở được chế biến từ những nguyên liệu hoàn toàn tự nhiên, khi ăn vào không cần phải chờ tiêu hóa mà chuyển nhanh đến quá trình dung nạp hấp thu. Những người nào đang mệt mỏi, uể oải, miệng đắng khó ăn, ăn không tiêu,…. ăn vào là tỉnh ngay; thậm chí người bị bệnh gút, bệnh tiểu đường vẫn dùng được. Mặt khác, nước phở còn có cơ chế thải độc theo bài thuốc cổ phương nên các chất thải, cặn bám thành ruột non sẽ bị tống ra ngoài hết, cân bằng thể trạng.
    Người sành ăn dùng là hiểu ngay!

Dẫn nguồn:
https://vanminhsucsongviet.com/blog
https://vanminhsucsongviet.net/blog