Cách nay hơn một tháng tình cờ trong lần đến thăm nhà người em bạn dì ở Tân Bình , tôi được nghe lại bản Nhã ca phổ từ bài ca dao mang nặng ơn nghĩa sinh thành do một ca sĩ cũng là bạn thân, anh Duy Khánh hát.

Là người ở trên đời :

Uống nước nhớ nguồn

Làm con phải hiểu

Công cha như núi Thái Sơn

Nghĩa mẹ như nước trong nguồn chảy ra...

Khiến tôi liên tưởng đến Nhã nhạc Mẹ với hằng sa điệp khúc mà tuổi mới chào đời qua sự nâng niu và dòng sữa mẹ, ai ai cũng được thụ hưởng để lớn khôn. Trong đó có đủ Lễ - Nhạc “Tường, Bình, Hiếu, Đễ, Đức, Dũng, Thụ, Cảm, Sinh, Ân, Thái Hòa ...”

Nhưng trong bài này tôi chỉ nói rất ngắn gọn về thời thơ ấu sống trong không khí chuẩn mực Lễ - Nhạc của tôi. Nay có những điều đáng nhớ được những đấng sinh thành dưỡng dục kể lại và những điều mà bằng thông tính thiên bẩm, lưu giữ trong ký ức rất rõ ràng. Tôi chỉ nói về tôi vì lý do đơn giản nhất, tôi chỉ biết nhiều và dám nói về tôi.

Con tôi khát sữa bú tay

Ai cho bú thép ngày rày biết ơn...

Câu ca dao mà cũng là lời ru đầu đời đã vỗ về nuôi nấng tôi cho đến khi khôn lớn. Nó liên quan đến việc mẹ tôi vì nhiều lý do đặc biệt của thân phận chứ không phải thiếu sữa, ít nuôi tôi bằng chính bầu sữa sinh thành từ buổi sơ sinh mà chỉ cho tôi bú thép bầu sữa của dì tôi. Có lẽ không phải là dòng sữa ấm tình mẫu tử nên, tôi hay có những phản ứng thông tính của tuổi trứng nước, theo như dì tôi kể lại.

Do đó, muốn cho tôi được no, dì tôi phải bằng những lời ru đầy nhạc điệu, mới có thể đưa dòng sữa dưỡng sinh vào từng thời khắc khôn lớn của tôi.

Tuy vậy, sau nhiều tháng bú thép sự phát triển mọi mặt của tôi lại hơn hẳn những đứa trẻ khác, chỉ trừ một điểm ... khiến mẹ tôi gọi tôi là thằng man Chàm.

Đúng một tuổi rưỡi man Chàm lại được đưa vào một nơi nuôi dưỡng khác cho đến tháng 8 năm 1944. Có thể cũng vì tình yêu thương của dì dành cho man Chàm quá nhiều cho đến một tuổi rưỡi. Và cũng có thể do tố chất di truyền nên đến bây giờ, ký ức của tôi vẫn lưu giữ đầy đủ và rất rõ ràng tất cả những hình ảnh sự kiện thời tuổi nhỏ. Sau này mỗi khi tưởng nhớ hay nhắc đến tôi thấy bồi hồi chỉ còn biết hướng về trời Quảng, cố đô mà nghẹn ngào rơi nước mắt.

Suốt một đời tôi làm sao quên được hình ảnh người dì đã thay mẹ tôi thức cùng tôi thâu đêm suốt sáng, khóc theo từng cơn ấm lạnh tiếng khóc non thơ, mòn mỏi dốc bầu sữa chia hai nuôi tôi khôn lớn.

Cũng theo thông tính thiên bẩm đến ngày nay tôi vẫn cảm thấy dòng máu trong tôi chính là nguồn sự sống với dòng chảy tiết tấu như một cung la thứ trầm buồn mà dì tôi đã ký âm vào bản hợp xướng đời tôi. Một bản hợp xướng đẫm hồn quê mênh mang có đủ hò, xự, xang, xê, công, ú, liêu, cộng, xề ... nhưng sự phát triển lại là giao thoa không biết bao nhiêu trường canh tông đô trưởng.

Theo dòng sữa dưỡng sinh của mẹ sinh thành được hợp lưu với nguồn sữa trường sinh dân tộc đã nuôi hồn Quốc tổ và biết bao thế hệ con cháu Lạc Hồng qua nhiều hợp tan nhưng đầy tiến hóa của gần 70 mùa Xuân Ất Dậu.

Nay, một lần nữa Xuân Ất Dậu lại về và có lẽ là mùa Xuân khởi động cho những khát khao khơi lại MẠCH NGUỒN VĂN MINH SỨC SỐNG VIỆT, dẫn nguồn sữa sự sống thăng hoa hơn, tài bồi mọi mặt cho chúng ta. Nên tôi có đôi lời tâm tình về : NHÃ NHẠC TỪ DÒNG SỮA, LỜI RU CỦA MẸ nói về LỄ NHẠC.

Loài người được sinh thành và lớn bằng sữa mẹ, sữa mẹ là sự kết tinh của Lễ - Nhạc xuất phát - cách nói đơn giản nhất - từ trật tự vận hành quang minh của trời đất, là giềng mối thái hòa để vạn vật được tồn tại. Riêng mục đích của âm nhạc trong thế giới con người là đưa tri thức người ta đến đỉnh siêu thực, để hoàn mỹ trong việc phát triển hiện thực.

Như trong hệ tiêu hóa của con người thôi. Hệ tiêu hóa là chủ sự tồn tại của con người, hệ thống đại tràng và chức năng của ruột thừa với hệ thống tế bào gốc của nó, đã sở hữu hết ba phần năm chức năng đề kháng giúp cho cơ thê tồn tại. Chỉ riêng cho việc đại tràng lên và đại tràng xuống hoạt động được, tạo hóa cũng phải sắp xếp nó đúng phép tắc âm luật Lễ - Nhạc.

Thông thường Lễ là cái nền sự vật tồn tại, còn Nhạc là sự phát triển của sự vật. Đại tràng có xếp đặt lên xuống hài hòa nhau đó là Lễ. Khi nhu động hoạt động đúng qui trình dung nạp bài tiết sau cùng, giúp cho hệ tiêu hóa và toàn bộ tuần hoàn hoạt động khỏe khoắn thông suốt đó là Nhạc.

Đơn giản như trong giọt máu các sinh thể tế bào hồng và bạch cầu được bố trí cân bằng trong mỗi vị trí chức năng của nhau đó là Lễ. Còn sự chuyển động từ đó để giao hòa trong dòng máu châu lưu khắp cơ thể, thúc đẩy cho các hoạt động liên kết nhằm duy trì sự sống đó là Nhạc. Nếu rối loạn qui luật này không ai có thể sống được.

Khuôn mặt rạng rỡ của đứa con quyện đầy hương thơm và hơi ấm dưới bầu sữa mẹ, chấp nhận một cách kiên nhẫn bằng trật tự thiên bẩm, chờ đợi dòng sữa dưỡng sinh đó là Lễ.

Khi con có sự tiết tấu bằng các ngôn ngữ chuyển động kích thích nguồn sữa mẹ no đầy. Còn mẹ với nét tinh thần sáng lạn trên khuôn mặt hấp thu lưu giữ và tuôn tràn với muôn hồng nghìn tía, trùng điệp thanh âm, theo những chu kỳ khai phóng sữa trước dấu nghỉ hiếu sinh nơi ngưỡng cửa hạnh phúc đó là Nhạc.

Lễ là trật tự tồn tại lưu thông xuyên suốt trong định luật sống của thực thể, còn Nhạc là sự lên tiếng thái hòa của thực thể đó v.v...

Chính khi cho con bú người mẹ phải hiểu rõ rằng tất cả những hoàn thiện về thể chất lẫn trí tuệ, nhân cách, tâm đức v.v… của đứa trẻ khi trưởng thành, đều xuất phát từ những thời điểm này. Nếu khi cho con bú ru bé bằng những lời lẽ dịu êm như những nốt thứ, cộng, xề... mà không có bài bản thì đứa trẻ sẽ ngủ chứ không thể ăn dẫu có trưng ra trước mắt bé bao nhiêu màu sắc vui tươi đi nữa. Vì tuần hoàn của bé chậm lại, dẫn đến biếng ăn kéo dài sau này, bé chậm phát triển.

Nhưng nếu kích động bằng những bài hát hào hùng, lời ru lịch sử hùng tráng như những nốt trưởng cao thì bé sẽ thích thú, hưng phấn. Máu ở thận bơm về phổi, gan, não và tất cả hệ thống tế bào sẽ mạnh hơn, thông suốt hơn vì nhu cầu năng lượng bé sẽ ăn nhiều mà, không cần trưng dụ sắc màu đồ chơi ra trước mắt. Kết quả là bé sẽ chóng lớn một cách cân bằng và chắc chắn sẽ thông minh độ lượng hơn sau này. Như thế là người mẹ đã biết được nguyên tắc ứng dụng Lễ - Nhạc cội nguồn của dinh dưỡng vậy.

Như vậy, tạo hóa đã lấy Lễ - Nhạc gìn giữ con người trong định luật sinh diệt để tiến hóa hơn trong trật tự tồn tại thế hệ này đến thế hệ khác đó là Lễ.

Ban cho con người có ngôn ngữ vỗ về như lời ru ... song song với nguồn sữa cho con bú, từ đó mới có hệ thống khí huyết cho sự sống chu lưu và các động tác của mẹ đưa dòng sữa vào cơ thể bé với đủ trật tự dung chấp, chuyển hóa để nuôi sống con đó là Nhạc.

Cho nên, chính khi cho con bú để duy trì và phát triển sự sống thì, hàng tỷ hoạt động sinh thể trong dòng sữa đều đồng loạt đấu tranh từng giây theo qui luật trật tự sinh diệt. Sự trật tự đó là Lễ và hoạt động sinh diệt để tiếp nối đãi lọc tiến hóa tồn tại đó là Nhạc. Đây là qui luật vận hành tương sinh tương khắc - trong trật tự qui chuẩn, âm luật Lễ Nhạc - cũng thế, làm nên sức sống tiến hóa ở con người.

Người mẹ cho con bú mà không giao tiếp được cái hòa trong Lễ - Nhạc để cho đứa con trong thời ăn sữa cảm thấy bất hòa là Lễ mất, do đó nó biếng đòi ăn sữa đó là Nhạc hư. Vì tự trong trứng nước theo thiên bẩm, khi đứa trẻ ôm bầu sữa mẹ là đã có đầy đủ chuẩn bị đón đợi dòng sữa và lúc khỡi sự bú mớm thì trong dòng sữa mẹ đã có sẵn cái thái hòa của Lễ - Nhạc rồi. Người mẹ nhất thiết phải hiểu những điều này.

Không phải nguồn sữa Hóa nhi trải qua vô lượng thời gian tuôn tràn lai láng nuôi sông khắp thiên hà, đại địa, thấm trong từng dòng nhựa cây, giọt máu, biển rộng, sông dài... rất đỗi cân bằng trong trật tự âm luật, vận hành đó sao ?

Đến đây tôi dừng bài này với lời kết :

Vì làm tổn thương đến trật tự vận hành nhường nhịn của Lễ nên, con người đã phá vỡ Môi trường Sinh thái Tự nhiên, Truyền thông Văn hiến Tiêu biểu, gây nên vô vàn tai ương, ly tán cho nhau. Vì làm rối loạn Nhạc nên con người đã gây hiềm khích, nghi kỵ, ích kỷ, mất gốc, lai căn quên mạch nguồn, mất chí tự chủ v.v... khiến cho Tinh hoa Văn hiến Truyền thông phải quay lưng , Hiền tài ngoảnh mặt, làm cho tê liệt sự đoàn kết phát triển của giống nòi v.v... Cũng như người mẹ không hiểu rõ ứng tác Lễ - Nhạc khi cho con bú nên , có những hành động vô tình làm tổn phạm thông tính tiếp nhận dinh dưỡng của đứa trẻ, dẫn đến biếng ăn kéo dài mất cân bằng dinh dưỡng , thể chất và trí tuệ kém phát triển. Làm phương hại nghiêm trọng tương lai đất nước, rường cột nước nhà.

Rồi còn chạy đi vay mượn, góp nhặt tứ phương. Đó là chưa nói đến các sai lầm ngớ ngẩn tệ hại qua hàng trăm năm như hễ thiếu máu là thiếu sắt, hễ thiếu sắt là thiếu máu v.v... và hơn 70% những người bị ung thư máu đều có tiền sử dùng B12 loại thuốc được chỉ định là bổ máu. Và chỉ dùng những xét nghiệm hóa lý đơn giản như hiện nay, mà không có đủ khả năng: Thể nghiệm khẩu vị cảm quan thực tiễn qua thẩm định Y dược, thực phẩm nên dẫn đến những kiểu kết luận thiển cận tai hại làm băng hoại sức sống giống nòi và còn vô vàn bất cập rối rắm khác nữa rất tiếc, không nằm trong phạm vi bài viết này. Trời đất và rồi con người khi hiểu ra cũng khó mà dung tha chuyện này.

Cũng vì đơn giản là không chịu am hiểu qui tắc Lễ - Nhạc trong việc giữ gìn sức khỏe nên vô tình hoặc cố ý trên thực tế. Đã phá hoại sức sống dân tộc Việt.

Nay tuy đã chậm, nhưng phải quyết tâm khơi lại MẠCH NGUỒN VĂN MINH SỨC SỐNG VIỆT, để di truyền dòng sữa truyền thống bất tử Lạc - Hồng tiếp tục chảy đúng giòng thời đại nuôi dưỡng mỗi người Việt chân chính chúng ta, đầy đủ sự can đảm dũng mãnh thông sáng. Ngõ hầu hoàn thành nghĩa vụ nhận ra khuyết điểm của người xưa khi vô tình dẫn mầm móng phân ly vào nhận thức khởi nguyên dân tộc bằng thuyết con Tiên cháu Rồng.

“Dân tộc Việt có một nền Văn Hiến huy hoàng tất phải có một tương lai sáng lạn”


Dẫn nguồn:
https://vanminhsucsongviet.com/blog
https://vanminhsucsongviet.net/blog