KỲ 8: Ở

Khi nói đến “Ở” người ta thường chỉ nghĩ đến ngôi nhà hữu hình - nơi trú ngụ, sinh hoạt gia đình, tuy nhiên với văn hóa người Việt “Ở” còn hàm chứa thêm yếu tố vô hình như phong cách sống, triết lý cuộc sống… gồm cả “Ăn” và “Làm” của một đời người, một gia tộc, dòng họ và cao hơn là một dân tộc. Nơi ở với người Việt là nơi sinh ra, sống và cũng là nơi trút hơi thở cuối cùng, đã là người Việt luôn muốn chết trong chính ngôi nhà của mình đặc biệt là người già, vì họ muốn gắn liền kết nối với con cháu trong ngôi nhà của họ - đây là nơi giao tiếp siêu linh giữa con cháu với tổ tiên. Nhà truyền thống người Việt chủ yếu xây dựng bằng chất liệu tự nhiên như gỗ, vôi, mật mía, lá cây…cùng với cách làm khoa học dựa vào các quy luật, hiện tượng thiên nhiên cho ra những ngôi nhà ấm, mát tùy vào thời tiết, khí hậu. Những ngôi nhà có bề dày lịch sử, nhiều thế hệ từng sống luôn chứa đựng trong nó biết bao câu chuyện lý thú, những kỷ niệm, và một không gian đặc quánh của thời gian, con cháu tâm thức luôn hướng về cội nguồn, cảm giác được sự chở che, quan phòng của một sức mạnh siêu nhiên từ tổ tiên.

Đạo nghĩa xưa nay hễ làm người ở trên đời có đủ lương tri, lương năng, ai ai cũng muốn có ngôi nhà để làm căn bản phát triển bền vững cho gia đình mình. Nói cách khác, khởi chí, tu đức, lập thân, xiển nghiệp của con người phải được xuất phát từ việc an cư lạc nghiệp. Hơn nữa, cây có cội nước có nguồn, ngôi nhà còn làm nơi bảo tồn truyền thống Văn hiến thờ phụng Tổ tiên nhằm thiết đặt giềng mối gia phong hiếu đễ… cho con cháu nhiều đời sau gìn giữ noi theo.

Trong cuộc sống hằng ngày của người Việt truyền thống, hình ảnh tổ tiên luôn hiện diện qua từng câu nói, ý nghĩ, trước những quyết định, việc hệ trọng người Việt luôn khấn vái bàn thờ Tổ tiên nguyện xin nhờ chỉ dẫn. Bởi cây có gốc có ngọn, con người có trước có sau. Có thể nói ngôi nhà chính là nơi giao nhau giữa hai chiều không gian, khi con cháu từ bỏ kết nối, bán nhà thờ, bàn thờ thì xem như không còn sự quan phòng của tổ tiên và không còn đức tin. Những ngôi nhà truyền thống là không gian kết nối siêu hình tốt nhất vì nó là không gian được tạo bởi sự sống hội đủ các yếu tố cấu thành sự sống, đó là sự tương tác biến đổi kỳ diệu của đất, nước, gió, lửa, ngũ hành, âm dương…những ngôi nhà hiện đại ngày nay hầu như không có các yếu tố này.

Kể từ ngày đất nước ta bị đặt dưới ách đô hộ của Pháp, Mỹ thì nhà ở của dân ta cũng đã bị thay đổi quá nhiều. Hiện nay từ nông thôn đến thành thị, chỉ có nhà ống là phổ biến, tứ bề chỉ có gạch, sắt thép, hóa chất, sơn nước, nhựa… đa phần người dân không chuẩn bị gì ngoài tiền, có khi đi làm cả đời cũng không kiếm đủ nổi tiền!

Ngôi nhà mơ ước hiện nay chất chứa nhiều hy vọng từ sĩ diện của cá nhân đến niềm tự hào của một gia đình, một gia tộc, nhưng dù được trang bị hiện đại đến chừng nào thì 5 năm cũng phải tiểu tu, 10 năm trung tu, 20 năm đại tu vì nứt nẻ, ẩm ướt, nấm mốc, thấm nước... từ sàn đến tường … ai ai cũng thấu hiểu, nhưng cũng đành chịu vì xu hướng chung. Dù nguy nga tráng lệ như tòa lâu đài đến nhà cấp bốn đơn sơ thì ngoài chút hơi ấm con người ra thì ai ai cũng có cảm giác xa lạ những vật chất bên trong, không thể liên tưởng, kết nối với bất kỳ điều gì, cảm giác tâm linh cũng không có, rất khó để tu và thiền định. Do vậy, khi đã đạt thành công về tiền bạc, ai cũng hướng về ngôi nhà kiểu mẫu xưa, chất liệu xưa, nơi chứa đựng cái hồn dân tộc, nơi chứa những sự sống siêu linh đến siêu thực, cái cảm giác thân quen, sự kết nối, liên thông trong không gian siêu linh để tưởng nhớ, để tạ ơn với tổ tiên, khơi lại niềm tự hào dân tộc, làm bệ phóng cho sự phát triển những thế hệ con cháu tiếp theo.

Kiến trúc, kỹ thuật xây dựng hiện đại đã phát triển rất nhanh nhưng vẫn chưa giải quyết triệt để, lấp đầy được khoảng trống trong cấu trúc vật liệu xây dựng hiện nay như: cát, sắt thép, xi măng, và sự liên kết giữa các thành phần với nhau… Giữa các liên kết này luôn tồn tại những quả bóng khí li ti mắt thường không thể thấy được. Chính những quả bóng khí này dẫn nước và không khí, nhiệt độ… vào vật liệu làm trần, tường nhà bị thấm, nấm mốc, mất liên kết nhưng lại dẫn nhiệt rất tốt, bị oxy hóa nhanh hư hỏng, dễ cháy nổ. Chỉ cần một năng lượng vừa đủ sẽ biến những quả bóng này biến thành những quả bom hạt nhân nhanh chóng hủy diệt cấu trúc, không thể phục hồi được. Điển hình là tòa Tháp đôi của Mỹ, hoặc cụ thể hơn là một ngôi nhà bị cháy sẽ phát ra những tiếng nổ do vật liệu bê - tông bị cháy.

Những ngôi nhà trên được liên kết bởi những vật chất vô tri, cứng nhưng dễ vỡ, vững chắc trong cân bằng tĩnh chứ không phải động, chỉ đáp ứng nhu cầu trước mắt của con người chứ không đáp ứng được những thay đổi khắc nghiệt của thiên nhiên, chỉ cần một cú lắc nhẹ của tạo hóa thì nứt và sụp đổ ngay, và không bao giờ là vật báu thừa truyền qua nhiều thế hệ của một gia tộc được. Không thể bởi nó đã xa rời cái gốc của sự sống, gốc của tri thức, gốc của sự phát triển,… tóm gọn xa rời nông nghiệp truyền thống.

Trong nông nghiệp truyền thống, sau cái ăn, nhu cầu tất yếu cả tất cả các sinh vật lớn nhỏ, siêu vi, có cả con người đó là chốn nghỉ ngơi – nơi sinh trưởng, duy trì nòi giống, tích trữ lương thực, của cải… Tuy nhiên, đặc biệt là người Việt xưa “Ở” có một ý nghĩa sâu sắc, siêu linh hơn so với “Ở” của các dân tộc khác trên thế giới. Dân tộc Việt đã đưa “Ở” trở thành nghệ thuật kiến trúc  với kỹ thuật chế tác được xây dựng từ nền văn minh Lúa nước hình thành lâu đời từ những ngày đầu mở nước, chứa đựng những tri thức, những siêu giải pháp để kết nối, giao thoa các chiều không gian hiện thực và siêu nhiên - nơi tổ tiên người Việt ngự trú 5 Thiên niên kỷ qua.

Khi kiến lập gia cư ai cũng hướng đến sự chắc chắn trước những biến thiên khắc nghiệt của thiên nhiên (thiên tai, địch họa) bằng nguyên vật liệu mà thiên nhiên ban sẵn tại chính nơi mình đang sinh sống, tiêu biểu của sự trường tồn của Miêu Duệ sau này. Mở rộng ra ở tầm quốc gia, dân tộc cũng phải có một kiểu mẫu kiến trúc tiêu biểu riêng thể hiện tinh hoa, đậm màu sắc dân tộc bản sắc nhân văn, trình độ tiến hóa, trường tồn cùng thời gian… để mà tự hào, khiến ngoại bang kinh trọng! Người Việt có:

· Kiểu cổ: Nhà Lá Mái (chi tiết cấu trúc tại bài Nhà Lá Mái)

· Kiểu hiện đại: Nhà Sen (cốt nhà phối hợp giữa kỹ thuật truyền thống và kỹ thuật hiện đại và được đăng ký sở hữu trí tuệ tại Bộ Văn Hóa Thông Tin và Du Lịch)

Nhà lá mái ra đời từ lúc Tây Sơn nổi dậy, được Vua Gia Long cho xây dựng với mục đích xây dựng khu dân cư mới ở miền sông nước ở Đồng Bằng Sông cửu long – nhà nổi. Nhà lá Mái được cho là một tiểu vũ trụ thu nhỏ được sắp xếp bởi nhiều chiều không gian, mà mỗi không gian đều chứa đựng sự sống và nguồn năng lượng riêng. Các chiều không gian này đều ở trạng thái cân bằng động nhằm ứng biến trước những khắc nghiệt của thiên tai, địch họa kể cả động đất, sóng thần, lũ lụt, gió giật,…. Gốc ăn của con người Việt là ăn thực vật, "Ở" cũng sử dụng chỉ toàn là thực vật; đây là cách nhanh nhất để mở cánh cửa thiền định hợp nhất thể Niết Bàn và Thiên Đàng hiệp thông cùng Tổ Tiên.

Ngôi nhà lá mái có không gian bên ngoài “được bao bọc bởi bốn bề tre trúc và đại thụ, cây cảnh sầm uất xanh mát quanh năm và hầu như không lúc nào ngớt tiếng chim ca, có bàu sen rộng và cảnh đồng bát ngát”. Không gian sống này đã bao gồm đầy đủ sự sống từ chim trời cá nước, các thảm thực vật đầy đủ, cân bằng, đất lành, không khí thoáng mát sạch sẽ, chim muông kéo về. Tre biểu tượng cho người quân tử, có sức sống mãnh liệt, vừa là người bảo vệ lý tưởng vừa là người điều hòa không khí tốt nhất, vì duy chỉ có tre ngày hay đêm đều nhả oxy. Ở đâu có tre là ở đó có người Việt!

Ngôi nhà lá mái lượn hình chữ công khá lớn. Có hai tầng: ở dưới để ở, phần trên để thờ phượng, gồm hai dãy nhà: nhà chính, nhà phụ, nối liền hai dãy gọi là nhà Kiều. “Lá Mái” nó mang ý nghĩa do chỗ kết cấu rất khoa học. Toàn bộ từ vách, trần, mái lớp được lắp gép bởi những miếng ghép hình chữ nhật nhiều kích cỡ. Những miếng này được gọi là lá trần, lá mái… liên kết những lá này bằng các loại mộng âm dương từ đơn giản đến phức tạp, được đặt trên những con trượt theo dạng đòn bẩy, có thể tháo lắp rất linh hoạt và dễ dàng. Những lá này được làm từ những nguyên liệu rất thân thiện như bùn, tre, đước, rơm rạ, vôi, mật mía, nhựa cây, các lá cỏ thơm… dễ kiếm, vừa nhẹ, vừa thân thiện, ngăn cản côn trùng, không dẫn nhiệt, không dẫn điện, cách âm, chống cháy nổ, giải quyết triệt để quả bóng khí. Đặc biệt rất rẻ!

Phần cột, kèo, cửa thì làm hoàn toàn bằng gỗ, được di về từ chân ruộng để trở thành những thực thể sống, mang năng lượng sống, tiến hóa trường tồn cùng thời gian. Đây là quá trình tôi luyện nguyên liệu nên cần thời gian. Thời gian càng lâu càng tốt. Tùy theo điều kiện mỗi gia đình mà lựa chọn gỗ cho phù hợp. Toàn bộ ngôi nhà có thể tháo lắp để di chuyển, di tản, có thể cơi nới một cách dễ dàng, liên tục mở rộng qua nhiều thế hệ khác nhau mà không sợ sự không trùng khớp về nguyên liệu. Thời gian lắp rắp chỉ cần tối đa 2 tháng là hoàn tất. Khi liên kết với nhau vững chắc như một pháo đài từ trong ra ngoài, hợp nhất bằng những “ con men thuần Việt”, mùa đông thì ấm, mùa hè thì mát, tiến hóa theo biến đổi của thiên nhiên. Suy cho cùng, nhà lá mái cũng là một sự sống, được liên kết bởi nhiều sự sống khác, bảo đảm theo nguyên lý âm dương - ngũ hành, đúng quy luật vận hành của vũ trụ; thấm nhuần, nung nấu ý chí trong ứng xử khuôn thước và có giá trị Lễ - Văn thông qua những hoa văn họa tiết cổ, chữ nghĩa, kích thước, đơn vị đo lường cổ, bài học đạo lý nhân văn đến nỗi ai nhìn cũng thấy đẹp, phù hợp với tâm thức của dân tộc Việt mà không có một dân tộc nào có được.

“Cách vật tri trí trí tri”: nhìn vật biết được tri thức chứa đựng, cách thức tạo dựng, trí tuệ của gia chủ. Nhà lá mái chính là sự giao thoa của các chiều không gian, từ bên ngoài đến bên trong, từ vách đến mái, từ cột đến kèo, từ hữu hình đến vô hình nhưng tập trung đích cuối nơi gia chủ theo đúng tam giới Thiên – Địa – Nhân hòa. Tổng thể ngôi nhà cũng như một chiều không gian chứa dựng “Chân Tâm” thế giới thực liên kết với chiều không gian song song của Tổ Tiên Việt. Mỗi gia đình Việt dù nghèo hay phú quý trong nhà luôn có bàn thờ gia tiên, để tưởng nhớ, tạ ơn, cầu xin giải pháp siêu nhiên mới. Muốn kết nối với tổ tiên thì phải sử dụng giải pháp của tổ tiên, “đồng thanh tương ứng, đồng khí tương cầu”, đồng tâm nhất trí cùng tổ tiên.. điều kiện cần và đủ: ích nước lợi dân, người chủ phải vô ngại, vô ngã, vô sở cầu, phi hình tướng phá chấp. Ở tầm quốc gia cũng vậy phải có quốc chủ là người thực học, có sở hành đầy đủ, ngoài nguồn gốc xuất thân phải có tâm thức tốt, đức tin hoàn hảo, có giải pháp quốc gia, biết dùng chìa khóa duy thức để mở cửa thiền đình, kết hợp với giải pháp nông nghiệp truyền thống trong “Ăn” để nâng cao tâm hồn, đồng tâm nhất trí hướng về cội nguồn, hướng về tổ tiên để cầu xin những siêu giải pháp giúp dân, giúp nước khi bí lối.

Với nhà Sen, cũng kế thừa kỹ thuật xây dựng như kiểu Tây để “tri kỷ tri bỉ” nhưng khác ở: chỗ kỹ thuật thổi sự sống vào các vật liệu xây dựng (cũng đất, đá, sắt, xi, măng…), giải quyết được triệt để được khoảng cách giữa các phân tử, đạt trạng thái cân bằng động có thể chống chọi những cơn nước ròng lớn, bão cấp 15 cấp 16, động đất 7 – 8 độ richte, không thấm nước, nấm mốc, rêu… cùng các nguyên liệu thiên nhiên dễ tìm để làm sống, làm mềm phần thô cứng của kết cấu. Về kiểu dáng giống một bông sen đang hé nở cùng với màu hồng nhạt, đặc biệt có mùi sen. Bởi hoa Sen là quốc hoa của Việt Nam, là loài hoa được cả Kinh Phật và kinh Thánh ca ngợi. Hoa sen như hiến dâng tất cả cuộc đời mình vì lợi ích con người; để nấu cơm, làm hương trà, làm vải, lọc nước… Như một bồ tát giữa đời thực. Trình độ “Ở” của người Việt đã phát triển ở tầm cao, ngoại bang phải ngưỡng mộ và kính trọng!

Từ xưa đến nay, đến ngàn năm sau, để hiểu chính xác một người nào, cộng đồng nào, một tổ chức nào, một quốc gia nào thì chỉ xem họ “Ở” thế nào. Đến chỗ “Ở” của một người có thể biết chính xác nguồn gốc xuất thân, nề nếp gia phong, tri thức tề gia trị quốc, cách thức tạo lập tài sản từ chính đạo hay tà đạo bởi cổ nhân có câu “Vật tri danh đạo” và phương thức giữ gìn, lưu truyền của người gia chủ dành cho hậu thế… Những gì quý nhất của con người cũng như các động vật linh trưởng, muông thú... đều tha về tổ, không bao giờ có thể dấu được!

Trở lại với hiện thực đất nước, khi du nhập cái thứ chủ nghĩa ngoại lai điên rồ về áp dụng mà quên đi nguồn cội, thờ con khỉ làm tổ tiên với học thuyết tiến hóa, chúng đã xây dựng “tổ” giống như Tây, ăn uống như Tây “ông ăn bà khen mới được” nên tất cả những việc chúng làm đều không còn Thuần Việt được nữa, toàn lũ lai căn mất gốc… Đất nước được “kiến tạo” theo kiểu Tây, tiến không được, lùi cũng không xong, người dân sống dở chết dở, “ăn cũng chết mà không ăn cũng chết” cũng vì xa rời cái gốc của sự sống, thế mà lại đòi áp dụng công nghệ 4.0!! Ngu dốt học đòi làm sang! Chúng - bọn gặm quần đàn bà nhân danh nhà nước, bọn giáo sĩ tiên sư, bọn lai căn mất gốc, bè lũ tay sai, bọn gian thương, tham quan, bán nước hại dân…(kể ba vạn sáu ngàn ngày không hết), đây là vết hoại tử trên căn cước thời gian lịch sử của dân tộc. Con cháu Việt đời sau sẽ hỏi tội chúng! Chắc hẳn, chổ “Ở” của chúng không có bất cứ thứ gì là của Tổ tiên người Việt kể cả chữ nghĩa, nếu có thì cũng chẳng hiểu gì, không thể chứng minh nguồn gốc, nguồn tiền tạo nên tài sản, chỉ biết gặm nhắm túi tiền của nhà nước và của dân rồi chuyển ra ngoại bang. Tất cả chỉ là đồ ngoại hết, tề gia trị quốc thì thượng thừa cặn bã. Lộ mặt hết chưa !!!!! Cũng bởi không lấy đạo lý của tổ tiên làm nền tảng xây dựng nhân cách, gia đình, xã hội.

Chúng đã cố thay đổi từ nếp ăn, ở, tư tưởng, văn hóa, lao động, cách sống của người dân  Việt theo cách của ngoại bang, theo Âu Mỹ, chỉ có ngọn không có gốc. Không những vậy chúng còn phá hủy những ngôi nhà cổ, công trình cổ, đình làng, lăng tẩm cổ của tổ tiên, phối hợp với bọn bán nước, bọn buôn đồ cổ phương Bắc lẫn phương Tây nhằm xóa sổ tận gốc Văn hiến của dân tộc Việt! Bọn tội nhân thiên cổ!

Vinh – Hư – Tiêu – Trưởng là lẽ thường tình trong quy luật sống vạn vật, nhưng nhờ ý thức được bản chất lẽ vô thường này và bằng tinh thần tận nhơn tận lực: những bậc Chân mệnh xưa nay dù trong trị hay loạn, đều có giải pháp Dung sinh nhằm bảo tồn và phát triển Miêu Duệ vững bền qua hàng ngàn năm lịch sử.

Dù hiện thực hay siêu thực, từ quá khứ, hiện tại đến tương lai đều cần có chân tâm, cốt lõi đó là những giải pháp hoàn hảo tồn tại xuyên không gian và thời gian, không ai có thể lấy trộm, ăn cắp, xóa sổ được dân tộc Việt với bất kỳ mục đích gì! Vào một giây phút đẹp đẽ của dân tộc Việt, tất cả thuộc về “Ở” sẽ hoằng dương và phát triển rực rỡ. Sẽ sớm thôi!

Người Việt không bao giờ quên điều này:

“Người Việt là người sáng tạo ra nền Văn Minh Lúa Nước của nhân loại”

“Dân tộc Việt có truyền thống Văn Hiến huy hoàng tất phải có tương lai sáng lạn”

Tái bút: Trong thời gian tới, các ưu khuyết điểm của nền kinh tế Việt Nam cùng các giải pháp khắc phục và xây dựng sẽ được trình bày. Mọi người chú ý đón xem!

 


Dẫn nguồn:
https://vanminhsucsongviet.com/blog
https://vanminhsucsongviet.net/blog