KỲ 7: ĂN

Ăn trong tự nhiên đối với các loài sinh vật nói chung đó là hoạt động tất yếu để duy trì sự sống, mang tính bản năng. Tuy nhiên, đối với con người đặc biệt là người Việt “ăn” có một ý nghĩa sâu sắc, rộng hơn so với chữ “ăn” của các dân tộc khác trên thế giới. Dân tộc Việt đã đưa ăn uống trở thành môn triết học được xây dựng trên nền nông nghiệp phát triển lâu đời từ những ngày đầu mở nước đến ngày nay trải qua hàng Thiên niên kỷ.

Làm nông nghiệp truyền thống là sự kết tinh những tinh hoa trí tuệ, óc quan sát, tri thức tổng hợp thuộc nhiều lĩnh vực … nhằm đưa giải pháp tức thời để ứng biến trước những thử thách của thiên nhiên một cách hiệu quả. Thông qua làm nông nghiệp, tính thực học, siêng năng, lòng kiên nhẫn, tình yêu thương đồng loại cùng các sinh linh,… ở tận những góc khuất nơi mỗi cá nhân được bộc lộ đầy đủ và rõ ràng nhất.

Ai cũng biết rằng cái tình sự sống của cây cỏ là chất hữu cơ và nước. Còn cái tình của sự sống con người là thuốc men và ăn uống hợp với thiên nhiên. Suy cho cùng, chính ăn uống là căn bản của Văn hóa giáo dục nuôi dưỡng nhân cách con người. Chính trong bữa ăn gia đình, những bài học đạo đức, phong hóa gia đình, phương thức tư duy, tình yêu thương, hàng triệu mẹo vặt, siêu giải pháp được trình diễn, thừa truyền, phát huy, bảo tồn…để kết nối các thế hệ với nhau từ tổ tiên, ông bà, cha mẹ cùng con cháu. Gia đình là tế bào của xã hội, đất nước. Một gia đình lành mạnh thì xã hội ổn định văn minh, đất nước cường thịnh. Bảo tồn nơi tế bào ấy là cách bảo tồn được cho là tối ưu nhất qua 5 thiên niên kỷ.

Mở rộng ra, miếng ăn là nơi mà tinh hoa của loài người được hội tụ. Tri thức của một người thể hiện rõ ràng nhất qua miếng ăn mà họ chế biến ra. Tri thức của một gia đình thì thể hiện qua bữa ăn hàng ngày. Tri thức của một vùng thể hiện qua sản vật của vùng đó. Tri thức của một quốc gia được thể hiện qua Quốc Yến. Chỉ cần qua “Ăn” sẽ nhận chân chính xác có là nhân tài hiện diện hay không.

“Người sành ăn là người Trí Thức. Đã là người trí thức thì phải là sành ăn”

Sành ăn và biết ăn là hai khái niệm khác nhau. Sành ăn là ngoài biết ăn còn phải làm được và có giải pháp thăng hoa món ăn đó. Người trí thức là người thiện, dùng cái trí của mình đem lại lợi ích cho người khác, cho quốc gia, cho dân tộc, cho nhân loại. Cần phân biệt rõ: học vấn, học thức, trí thức!

Thường thức về ăn uống: khi hoàn thiện bất cứ đồ ăn thức uống nào, cách ăn uống chi, khi đưa vào cơ thể phải có đủ năm vị: đắng, cay, ngọt, mặn, chua thì cơ thể mới hấp thu dinh dưỡng tốt. Và:

- Đắng mà không gây lợm giọng, đau nghẹn cổ, hoa mắt.

- Cay không gây ghê lưỡi, xót dạ.

- Ngọt mà không gây đầy hơi nặng bụng, ợ chua mệt mỏi.

- Mặn mà không gây nhức đầu, tức lưng, tê môi - miệng.

- Chua lại không buốt nướu, ghê răng.

Điều này thì ai cũng biết. Nhưng người sành ăn là ngoài kiến thức được đào tạo, siêng năng, còn phải được hun đúc từ gia đình, là người biết điều hòa 5 vị chủ đạo ấy để chế biến, chế tạo ra muôn vàn các món ăn khác nhau, có khả năng cảm nhận và nhận chân chính xác sự đồng điệu, hòa hợp của các thành phần (cả hữu hình và vô hình), cùng những giải pháp khắc phục, thăng hoa khi “ăn” những món do những người khác chế biến. Khi ăn, thảo luận về món ăn, tri thức về cái gốc sự sống sẽ hiện ra, giải quyết được những thách thức do món ăn đem lại thì sẽ có nhiều giải pháp giúp món ăn được ngon hơn. Ở mức độ quốc gia cũng vậy, điều hành đất nước cũng như điều hòa ngũ vị. Nếu người điều hành đất nước không biết điều căn bản này thì nhìn hiện trạng đất nước Việt Nam trong gần 100 năm qua sẽ hiểu ngay.

Chỉ cần xem người đó ăn gì, ta có thể biết người đó là ai, thuộc tầng lớp nào trong xã hội, nguồn gốc xuất thân, truyền thống gia đình, thậm chí tương lai sẽ ra sao....!!!!! Mở rộng ra, ở làng xã, thành phố, vùng miền, đất nước, dân tộc,... ta sẽ biết thịnh hay suy, trường tồn hay bị diệt vong!

Coi thường nông nghiệp truyền thống, làm thì bắt chước cặn bã ngoại lai, giết chết hết những sinh vật, thiên địch có lợi giúp thụ phấn cho cây trái, hoa màu như ong, ruồi ... mà Tây phương đang đổ tiền, đổ của để gây dựng lại (nên nhớ rằng: nếu ong, ruồi... mà tuyệt chủng thì 2 -3 năm sau con người sẽ bị tuyệt diệt); hậu quả bây giờ ăn chỉ là để sống qua ngày, ăn cũng chết mà không ăn cũng chết, điều hành đất nước bởi đám ngu si, cặn bã, nói không ai nghe, chỉ biết sử dụng một “xác ướp” làm ngáo ộp, tuyên truyền cái mình muốn. Chỉ cần nhìn bọn gặm quần đàn bà, giáo sư tiến sĩ… chế biến một món ăn mà chúng thích nhất, nhìn cách chúng ăn, món hàng ngày chúng ăn, quay hình ảnh lại cho toàn dân thấy thì sẽ rõ hết. Bởi sản phẩm là thước đo tri thức của con người, chứ không phải bằng cấp, tiền của, danh vọng, quyền lực, chức vụ…Ngàn năm sau vẫn vậy !!!!

Ăn rất quan trọng! Quan trọng đến mức được Phật Tổ Như Lai đề cập đến trong tất cả kinh kệ khi rao giảng cho các đệ tử. Còn Chúa Giesu ăn, làm, ở cùng các tông đồ để thấy được sự nhiệm màu của Đức tin khi giảng dạy Tin Mừng. Tổ tiên người Việt đã đề cao việc ăn ở tất cả đời sống dân sinh qua các ca dao dân ca, tục ngữ, châm ngôn, dụ ngôn, bài vè, quan hôn tang tế… Khi ăn hơn 150 cơ chế trao đổi chất được diễn ra ngay lập tức. Vua Thần Nông đã ghi chép lại điều này hơn 5000 năm trước. Hỡi các giáo sư tiến sĩ, nhà ẩm thực, các lãnh đạo nhà nước, viện này viện kia, những ai phụ trách chăm lo sức khỏe đời sống dân sinh, ai có điều kiện để ăn ngon… lý giải thử xem ??? Tại sao thức ăn của người Nhật lên men với hơn 150 loại vi khuẩn cùng tồn tại được kiểm nghiệm, xét nghiệm tại Việt Nam thì thông qua một cách dễ dàng? Còn của người Việt thì….!!!! Khi lý giải được điều này thì ngay lập tức sẽ bừng tỉnh, không u mê, vô minh nữa, sẽ thấy được những kiến thức, tiêu chuẩn về calori, acidamine, vitamine, hệ thống tiêu chuẩn vi sinh, hóa lý….đang hiện hữu trên toàn cõi nước Nam chỉ toàn là những thứ cặn bã của Phương Tây- chúng đã không nói đến từ lâu rồi chứ nói chi đến làm. Những thuật ngữ này chỉ còn áp dụng ở những nơi mà chính chúng cho là man di mọi rợ, những thứ hạ đẳng, bọn ở đợ, tỵ nạn, làm thuê làm mướn mà thôi.

Hễ làm người là có sự sống và cần phải ăn uống để sống, hay nói cách khác, mục đích của ăn uống là để nuôi dưỡng sự sống, phục vụ sức khỏe nhằm phát triển con người. Cũng thông qua cách ăn uống sẽ tìm được nhân tài, các thiện trí thức, lãnh đạo thực tài, thực học cho quốc gia, từ ăn mà bản chất con người được bộc lộ ra hết từ tham sân si, thiện, ác, cùng những thủ đoạn sát, đạo, dâm… được phơi bày. Không cần mất thời gian để lập tiêu chí, cơ cấu, gửi đi đào tạo, thử nghiệm, lãnh hậu quả… rồi mới sáng mắt như hiện nay. Thứ vong ân bội nghĩa với tổ tiên ắt phải nhận hậu quả thôi !!!!!

Cứ có sự sống là cần có thức ăn. Trong chiều không gian siêu linh đến siêu thực, thức ăn cũng chính là sự sống, cũng có tuổi thọ rất cao, cũng tiến hóa theo những biến thiên của tạo hóa, ngay khi những siêu vi mà mắt thường không thấy được, cùng những kí chủ lớn như con người chẳng hạn... ăn thức ăn này cũng sẽ tiến hóa theo. Thức ăn tiến hóa trước hay con người tiến hóa trước? Điều này để các nhà khoa học hiện đại nghiên cứu..! Còn Tổ tiên người Việt đã chếbiến được các thức ăn này. Giỏi thật!

Nếu ăn mà không biết làm nông nghiệp truyền thống thì sẽ không biết được gì là ngon. Ngon là gì? Vì sao ngon? Giá trị vô hình, tri thức, tình yêu, giải pháp, quan hệ cộng sinh, giá trị thặng dư, lợi thế, giải pháp…chứa đựng trong sản phẩm ấy là gì? Rồi cũng sẽ thành người vô ích, bị giới hạn về nhận thức, chấp ngã, khó lòng vươn đến cảnh giới khác trong đời sống hiện thực lẫn đời sống siêu linh (một thế giới song song nơi tổ tiên Việt cư ngụ - cái mà khoa học hiện đại cho là vật chất tối chiếm hơn 95% khối lượng vật chất hiện có) nên không thể đưa ra bất cứ giải pháp quốc gia nào mà chỉ sao chép, lai căn, bắt chước mà thôi. Bởi 95% tinh hoa Văn Hiến của dân tộc Việt được đúc kết trong ăn. Bữa ăn quốc gia- những bữa ăn tiếp các đoàn ngoại giao, thượng khách nước ngoài, mừng đoàn quân thắng trận… (gọi là Quốc Yến) thể hiện được tri thức của một đất nước, tốc độ phát triển của một dân tộc, biết được đất nước đó có nhiều nhân tài không, lãnh đạo quốc gia ấy trình độ đến đâu,… thấy được sức mạnh của dân tộc đó thế nào !!!! Lãnh đạo quốc gia mà không biết Quốc Yến thì đó chỉ là tay sai, cặn bã của ngoại bang mà thôi!

Tổ tiên người Việt bằng phương pháp thể nghiệm chứng ngộ đã đưa ra những giải pháp hết sức chính xác từ hàng ngàn năm trước, lúc mà cái gọi là khoa học chưa ai nghĩ đến. Đó là: mùa nào thức ấy, ăn giữa mùa, vùng nào ăn thức ăn của vùng đó (50 km trở lại), đồ nóng thì ăn giữa trưa (xoài, sầu riêng, nhãn…), đồ mát lạnh thì ăn chiều tối (như đu đủ, khổ qua, dưa leo…), ăn xong tráng miệng bằng một quả chuối vừa chín tới còn chát. Miền Trung thời khí khá khắc nghiệt với sức sống con người nhưng thảo mộc, hoa quả, sản vật thiên nhiên đã mang lại những hương vị mạch nguồn để giữ vững sự sống. Ăn ít mà no lâu. Chỉ nhiêu đó thôi, tổ tiên đã biết cách quy hoạch theo từng vùng để làm kinh tế: mỗi vùng một đặc sản, biết dùng sản phẩm nào để nuôi sự sống quốc nội, vùng nào để xuất cảng, tương trợ lẫn nhau… Quá thông minh, thán phục! Nhìn thực trạng mà cảm thấy đau lòng, xót xa!

Đồ ăn thức uống của dân tộc này hơn một dân tộc khác nằm ở chỗ gia vị. Mỗi dân tộc sẽ có giống, nguyên liệu truyền thống và cách chế biến phù hợp với tố chất, tập quán sinh hoạt của dân tộc đó. Nhưng gia vị được phối hợp theo nguyên tắc âm dương, ngũ hành, phải bảo đảm thanh, hương, vị, xúc, tác… được làm từ giống truyền thống, từ chân ruộng của một dân tộc có nền Văn Hiến ngàn năm, có thể để trên 100 năm vẫn ngon, không cần bất cứ hóa chất, bảo quản nào thì chỉ có dân tộc Việt. Là nòi Việt là phải ăn uống thuần Việt, chính điều này mà qua ngàn năm nô lệ , trăm năm đô hộ giống nòi Việt vẫn thuần miêu duệ vẫn thăng hoa.

Chung quy gia vị cũng chỉ: tiêu, hành, tỏi, ớt, gừng…đã gần 1000 cách chế biến, chay lẫn mặn đều có. Đây mới là 1/1 triệu trong những tinh hoa của người Việt mà Vua Minh Mệnh đã đúc kết, hệ thống lại được năm 1834. Đặc biệt hơn nữa, chỉ có người Việt mới biết ăn rau muống biển, các Vỏ rau củ quả - nơi chứa hơn 80% chất sinh dưỡng, hương thơm, từ đó còn có thể chế biến thành nhiều loại thức ăn khác, gia vị, mỹ phẩm, bánh kẹo,... tinh hoa là đó !!!!

Ăn luôn đi kèm với uống. Ẩm thực là vậy! Uống có hai dạng uống khai vị và giải khát. Thành phần chính là nước. Nước giống như một con thuyền có nhiều tầng, nhiều khoang chứa các thành phần, hương thơm, mùi vị, cùng sự liên thông, hòa phối hợp giữa các thành phần, nguyên liệu, chuyên chở dinh dưỡng đi nuôi khắp châu thân. Nước của dân tộc Việt dùng hoàn toàn khác, nó phải chứa các sự sống từ chân ruộng. Một sự kết hợp đến thần kỳ của hai loại nước tự do và nước cấu trúc, tạo ra một thứ nước mới có thể chữa bệnh giống như nước cam lồ, nước thánh… Ở quy mô quốc gia thì phải có “Quốc Túy” đại điện cho trí tuệ của quốc gia đó. Vậy đâu là Quốc Túy? Hãy hỏi lãnh đạo quốc gia ?????

Đâu là tiêu chí trong ăn uống của một dân tộc có bề dầy Văn Hiến 5000 năm ? Đâu là quốc hồn quốc túy của dân tộc Việt ? Sao không tự xây dựng lấy các tiêu chí riêng cho dân tộc mình khiến ngoại bang phải kính trọng? Sao lại đi rước cặn bã, lai căn, bá láp về làm gì? Cứ dấu dốt mãi sao ?? Có biết rằng chỉ có bọn tay sai bán nước mới làm điều này không? Hỏi các giáo sư, tiến sĩ, lãnh đạo quốc gia...?

Một tô mì Cramen của Nhật bán được 200-250 USD mà vẫn đến ăn, còn Phở Việt Nam lại không bán được 100 USD. Nhục vậy! Hỏi lãnh đạo quốc gia...????

Tinh hoa là những gì đơn giản nhất nhưng vĩ đại nhất! Từ thôn quê đến thành thị, từ đồng bằng đến miền núi hải đảo, từ Nam ra Bắc, từ trong nước ra nước ngoài trong mâm cơm của người Việt luôn có món Canh – sự kết hợp vừa ăn và uống. Tinh hoa nhưng đơn giản đến mức ai cũng chỉ gọi là Canh, dù mỗi người có cách chế biến khác nhau, nguyên liệu khác nhau, từ hàng ngàn năm trước đến nay vẫn gọi là: Canh. Với biết bao nhiêu biến thiên của lịch sử nhưng chưa ai có ý định thay đổi tên gọi của nó trong bữa cơm gia đình mình. Nếu muốn thì gọi là gì đây ? “Canh” có ý nghĩa rất lớn - một thông điệp được nhắn nhủ tổ tiên- hãy luôn thay đổi, đổi mới tư duy, hành động, lao động để phát triển khi muốn thay đổi vị, nhưng phải lấy “chân ruộng” nền tảng - được hình thành trong sản xuất nông nghiệp truyền thống.

Cạn nghĩ, người làm 1 cắc đến người làm ra hàng ngàn tỷ cũng chỉ để được ăn ngon nhằm giữ gìn sức khỏe. Ăn còn không biết thì làm được gì! Trên đây chỉ là một chút nhận thức của Thằng Chăn Bò. Nước Việt còn nhiều thiện trí thức lắm….!!!!

Điều này, Người Việt không bao giờ quên:

“Người Việt là người phát minh ra nền Văn Minh Lúa Nước của nhân loại”

“Dân tộc Việt có nền Văn Hiến huy hoàng, tất phải có tương lai sáng lạn


Dẫn nguồn:
https://vanminhsucsongviet.com/blog
https://vanminhsucsongviet.net/blog