KỲ 5 : CẦN

        Được thừa hưởng tố chất gien của tổ tiên qua 5 thiên niên kỷ, người Việt ngày nay và muôn đời sau sẽ vẫn siêng năng, chăm chỉ, cần cù…. Một chữ “Cần” đã đủ đầy, là yếu tố quan trọng nhất để duy trì cái gốc của sự sống, là hợp nhất của con người vào thiên nhiên, là tinh hoa trong gien di truyền của người Việt.

        Cần nguyên nghĩa là Siêng. Siêng làm, siêng tư duy, siêng chế tạo… như là máu chảy trong huyết quản của dân tộc Việt. Mọi giải pháp mà tổ tiên có được và truyền cho hậu thế đều từ siêng; hậu thế muốn mở được cũng chỉ cần siêng.

        Bởi khi siêng và say sưa với công việc thì kết quả nhiều khi rất bất ngờ. Thường, khi bước vào một lĩnh vực hay công việc hoàn toàn mới, ta sẽ dồn hết tâm trí và say sưa làm việc, nên tiến bộ rất nhanh, thậm chí có những sáng tạo bất ngờ. Điều này đã giải thích vì sao rất nhiều khám phá lớn đã “lóe sáng” ở những người không chuyên. Nhưng theo thời gian, quen dần với công việc, không còn gì mới mẻ, hấp dẫn và thách thức… nữa, mọi tình huống đều biết trước điều gì sẽ xảy ra và không cần phải làm gì, làm thế nào… thì con người trở thành một cỗ máy, chỉ lặp đi lặp lại những thao tác quen thuộc… thế là tính tìm tòi, sáng tạo cùn nhụt, tàn lụi dần.

        Vì vậy, trong công việc, đạt được kỹ năng cao là điều tốt, nhưng nếu cứ dừng ở đó thì chỉ có hiệu năng mà chẳng có thách thức, khám phá, sáng chế nữa. Lúc đó tốt nhất hãy “Cần”, cố gắng tìm ra những thách thức mới ngay trong công việc cũ để vượt qua. Nếu không thì nên chuyển sang công việc khác, lĩnh vực mới… để có nhiều thách thức mới chờ đợi, nhằm vươn lên, vượt qua, trưởng thành trong nhiều lĩnh vực. Đó mới là khôn ngoan, biết sống đúng với ý của Tạo hóa đối với mình. Tổ tiên người Việt hẳn đã sống như thế !!!

            Tổ tiên đã chuyên cần, cần lao - làm cật lực như một con bò mà không cần trả công. Trong bảo tồn giống, từ 12 giống lúa Ma được thiên nhiên ban tặng, có từ Gia Định Thành đến Đồng Tháp Mười, Cà Mau, trên cạn cũng như dưới nước, từ giống 6 tháng đến 9 tháng, không cần lai tạo gì cũng đã tạo ra những giống lúa tốt như: lúa chiêm, lúa gòn, lúa Ba trăng, lúa bông giang, lúa gie… Chỉ “Cần” xử lý thân cây lúa ma thì sẽ tạo giống tốt, phù hợp với khí hậu, thổ nhưỡng, kỹ thuật canh tác, tố chất con người Việt. Đây là một trong hàng triệu tinh hoa trong kho tàng văn hiến của dân tộc Việt. Cái gốc của sự sống đều nằm ở chân ruộng.

            Xa rời cái gốc, năm 1966, mùa thứ 2 Mỹ trồng lúa Thần Nông tại Việt Nam, rầy nâu bắt đầu hoành hành, khắp miền Nam chịu trận; đau đớn hơn bọn lai căn, bọn ăn trộm quần đàn bà qua nhiều nhiệm kỳ còn để tiếp tục lan rộng ra cả nước cho đến ngày nay. Bọn chúng nghe lời ngoại bang, khuyến nông dân phun thuốc trừ sâu, thuốc bảo vệ thực vật, hóa chất các loại… không những không đạt hiệu quả, nay đã thấm vào nguồn nước ngầm, các mao mạch nước nhỏ ly ti bề mặt hòng đầu độc cả dân tộc…vào bệnh viện Ung Bướu là thấy ngay tội ác của chúng. Thếmà chúng vẫn ra quyết sách phát triển nông nghiệp công nghệ cao để cho bằng với ngoại bang. Hết thuốc chữa rồi, chắc phải nhét chúng xuống ngục a tỳ, dùng lửa hỏa ngục đời đời nung nấu cũng chưa hết tội!

            Trong khi đó, chỉ nhờ cần cù, quan sát, thể nghiệm chứng ngộ, dùng cây cỏ, côn trùng, địa y ngay chân ruộng, tổ tiên Việt đã tạo ra được dung dịch phun rầy nâu, các loại sâu bọ, côn trùng gây hại. Hiệu quả, an toàn, sạch mà rẻ mạt hà!

            Khi thuần dưỡng và bảo tồn vật nuôi, suốt chiều dài lịch sử, qua biết bao kỳ binh lửa, mục tiêu lớn nhất và duy nhất là của bọn Tàu, Tây, ngoại bang là chiếm đoạt cho được những tinh hoa trong nghề nông và nghề thuốc của người Việt. Chúng đã tiến hành đủ các hình thức như: chiến tranh, xâm lược, thực dân, dụ dỗ, tra tấn, nhục hình, bức hại, lưu đày, bức tử,… thậm chí lấy người Việt làm vợ nhưng những tri thức ấy đã được tổ tiên di truyền trong gien của mỗi người Việt, làm sao có thể lấy được! Trời bất dung gian. Có hai thứ không ai có thể lấy được đó là thức ăn đã vào bụng, tri thức ở trong đầu. Vì thế, để mở được những tinh hoa ấy, những bậc thượng trí Việt chỉ “Siêng” là mở được mà thôi. Còn lai căn thì xem như chấm hết. Làm sao có thể giữ được một lượng giống vật nuôi lớn như vậy được chứ? Cần phải một không gian lớn cỡ nào? Như vậy thì lộ hết!

            Tổ tiên chỉ cần thuần dưỡng tại chỗ như: chó, mèo, sóc, khỉ, lợn rừng, dê, bò… ban đầu chủ yếu lấy sữa để cho trẻ em, người già, thương binh. Sau, mới lấy thịt khi cần. Điều này được thực hiện mọi lúc, mọi nơi khi người Việt đặt chân đến. Văn minh quá đi chứ! Tinh hoa nằm ở chỗ kỹ thuật thuần hóa được lưu giữ trong nền văn hiến và tiếng mẹ đẻ của đất nước, của dân tộc Việt trong suốt 5 thiên niên kỷ. Thán phục tổ tiên !!!

            “Cần” được cấu thành từ chữ thảo và chữ cây rìu. Ý nghĩa được truyền đạt rất rõ. Việc chế tạo dụng cụ, công cụ, máy móc trong nông nghiệp là do siêng năng lao động, khám phá chân ruộng, chinh phục thách thức của thiên nhiên. Thực tếđã minh chứng. Chính người nông dân Việt siêng năng đã tự mình làm được từ máy móc, máy bay, phi thuyền, tàu không gian, khử phóng xạ,… khiến Âu Mỹ phải cúi đầu thán phục, chứ bọn giáo sư tiến sĩ giấy ngày nay (sản phẩm của một chủ nghĩa, một bạo quyền dã man xúc phạm tín ngưỡng, tàn phá miếu đường của Tổ Tiên, cướp bóc tài sản, của cải của lương dân, cướp đốt sách vở, chôn sống người hàng loạt, tàn hại nhân - vật... xấu xa đáng phỉ nhổ gấp ngàn - vạn lần Đế chế Tần xưa làm cho quỉ thần giận, người hờn căm, trời không dung đất không tha) nay cũng chỉ làm được máy hút phân sống, hóa chất, cặn bã từ súc vật và bọn người ngoại bang mà thôi !!!!!

            “Cần” còn hàm ý là gấp, phải giải quyết ngay, không thể không có, nhu cầu tất yếu, giúp sức… Còn gì rõ ràng hơn nữa! Trước thực trạng nông nghiệp, hiện trạng đất nước, quyết sách trả lại “nền nông nghiệp truyền thống” là cái gốc của sự sống cho dân tộc, đất nước, cái gốc của sự phát triển mọi lĩnh vực đời sống ăn, ở, mặc của xã hội, phải thực hiện ngay, gấp lắm rồi! Thếnhưng chúng lại chỉ loanh quanh với những tiêu chí để lựa nhân tài và cán bộ. Không làm được, bất tài mà đòi tụ họp nhân tài. Bất tài mà ban hành tiêu chí cho nhân tài. Bản chất lại lộ diện, chúng vẫn đặt lũ cán bộ, cán bộ chiến lược (người nắm giữ mớ lý thuyết lai căn, quyền lực, lợi ích riêng) lên trên nhân tài (người nắm giữ giải pháp truyền thống và hiện đại) và nông dân (người nắm giữ giống truyền thống, phương thức canh tác, chế biến, chế tạo máy móc). Chúng tự xem mình là giới tinh hoa của tinh hoa, dùng danh lợi để dẫn dụ, tụ hợp nhân tài dưới sự lãnh đạo của chúng, còn sử dụng nhân tài thế nào…(mù tịt). Như những cây thắt cổ to khỏe, đầy nhựa sống… được trồng trong vườn nhà. Nó hút hết dinh dưỡng trong đất, dẫn dụ sâu bọ, siết rễ cây khác khiến giống có lợi không thể sống, tồn tại, phát triển được, bật gốc rồi chết! Giống cây thắt cổ này được trồng khắp nơi, từ nông thôn đến thị xã, từ tỉnh thành nhỏ đến đô thị lớn và “ương ngay giữa”. Máu vẫn cứ chảy ra từ hồn dân tộc!

            Cùng khi thảo luận với anh Chu Tử - chủ bút tờ báo Sóng Thần, Bác Sỹ Hà Thúc Nhơn, anh Uyên Thao... cùng các bậc thượng trí khác về chữ “Cần” và chữ “Làm”, tất cả đều nhất trí rằng: không “Cần” thì chẳng “Làm” được chi cả!

            Năm 1964, Mao Trạch Đông đã tiến hành cách mạng văn hóa, bài trừ học thuyết Khổng Tử, Nho giáo. Hắn đã khẳng định Khổng Tử không phải người Tàu mà là người Việt ở Lĩnh Nam. Chính Khổng Tử đã chỉ cho ta cách lựa chọn nhân tài. Những người sau 40 đến 50 tuổi mà không có giải pháp, công trình nào cho quốc gia thì không cần nữa vì cũng sẽ chẳng làm được gì. Ngẫm lại thực tế mà thấy đúng thật.

            Đạo lý từ ngàn đời xưa của tổ tiên và mãi về sau để xây dựng đất nước: “Quốc dĩ dân vi bổn- dân dĩ thực vi tiên.

Dân khỏe rồi dân an.

Dân an thì dân giàu

Dân giàu thì nước mạnh”

            Thực là gốc sự sống của dân khỏe. Gốc của thực là nông nghiệp truyền thống. Mục đích cuối cùng của mọi cuộc cách mạng đó là áo cơm và sức khỏe. Gốc của nông nghiệp truyền thống có Giống và Cần. “Giống” đã có và bảo tồn trong dân bởi các bậc thượng trí, “Cần” đã được di truyền lại trong gien, chỉ làm là được. Tại sao không bỏ thời gian mà tìm về cội nguồn, không dành 1 phần triệu số tiền đã đục khoét, tham nhũng, chuyển ra ngoại bang,... để mà phát triển cho dân, cho đất nước, lại cứ đi rước cái đám ngoại lai về làm gì? Bởi “Có Nông Nghiệp Truyền Thống là có tất cả” – triệu năm sau cả nhân loại cũng sẽ như vậy. Giống Truyền thống quyết định tất cả!

            Sự tóm gọn trên đây được tổng hợp từ năm 1891 trong vô vàn những tinh hoa nông nghiệp dưới thời Vua Thành Thái (bị phòng Nhì Pháp vu vạ, bảo là điên, bắt phải đi an trí... vì không chỉ lại tinh hoa nông nghiệp ấy cho Pháp ), chỉ như một nét chấm phá, một chút ít dành cho các bậc trí thức ái quốc, ưu dân cân nhắc khi ra những quyết sách để lèo lái con thuyền đất nước, dân tộc Việt đi vào đúng mạch nguồn của sự sống, phát triển phù hợp với ý của tạo hóa, của vũ trụ, của tổ tiên người Việt.

Giải pháp cụ thể thếnào sẽ được trình bày trong các bài tiếp theo….

Điều này, Người Việt không bao giờ quên:

“Người Việt là người phát minh ra nền Văn Minh Lúa Nước của nhân loại.”

“Dân tộc Việt có nền Văn Hiến huy hoàng, tất phải có tương lai sáng lạn.”

     


Dẫn nguồn:
https://vanminhsucsongviet.com/blog
https://vanminhsucsongviet.net/blog