Bài này, theo loạt bài về nông nghiệp, trình tự sẽ là “Cần” nhưng vì tính thời sự nên “Cần” sẽ trình bày ở các kỳ sau.

“Lấy vợ xem tông – lấy chồng xem giống” – Ngay trong xã hội loài người thì việc chọn “giống – hay chủng tử” đã được đề cao khi con người muốn tham gia vào công trình xây dựng cùng với thiên nhiên. Chủng tử nguyên nghĩa chỉ hạt giống, chỉ căn cứ khởi sinh ra các hiện tượng. Ở thế gian, sau khi phát sinh nó để lại một năng lực tiềm tàng, giống như hạt giống được lưu trữ trong lòng đất, năng lực này sẽ làm nguyên nhân sinh khởi trong tương lai hoặc ảnh hưởng đến tương lai.

Việc chọn hiền tài trong xây dựng đất nước cũng giống như trong hoạt động nông nghiệp chọn một giống cây, vật nuôi, nguyên liệu,... Nói nông là cái gốc của sự sống là vậy. Nên muốn làm việc quốc gia đại sự mà không am hiểu về nông nghiệp thì chỉ vứt đi.

Giống tốt là quyết định tất cả giá trị nông sản, vật nuôi, thành phẩm sau chế biến,… thậm chí cả con người. Việt Nam có đặc thù địa lý nên chủng loại sinh vật đa dạng và phong phú trải dài khắp đất nước, đây là điều kiện thuận lợi cho việc chọn giống, vì thế Tổ tiên dân tộc Việt qua hơn 5.000 năm phát triển nông nghiệp đã chọn được vô số loại giống độc đáo. Những giống truyền thống này được thuần dưỡng, canh tác, gìn giữ, lưu truyền cho hậu thế cả ngàn đời nay.

Dân tộc Việt trải qua không ít những biến cố lớn trong lịch sử, ngàn năm bị giặc phương Bắc đô hộ, ông cha ta xác định giữ giống là giữ gìn sự sống cho giống nòi. Nhưng gần đây nhất, vào đầu năm 1965, Mỹ đổ bộ vào miền Trung – Việt Nam mang theo giống lúa IR15 (giống Thần Nông) lấy từ ngân hàng giống tại Philippines, giống này có đặc điểm năm đầu tiên cho năng suất tốt, ngắn ngày so với giống truyền thống trồng 6-9 tháng nhưng năm tiếp sau bắt đầu bị sâu bệnh tấn công cây lúa mất mùa liên tục, mục tiêu của hành động này là tiêu giệt giống lúa truyền thống – nguồn cung cấp lương thực, chất lượng tốt cho Cộng sản lúc bấy giờ. Nào chúng có biết điều này! Giống này hàm lượng dinh dưỡng thấp hơn nhiều lần, yếu hơn, dễ lây nhiễm bệnh, cần nhiều phân hơn,… so với giống truyền thống. Nó là cánh cửa đầu tiên để dẫn phân hóa học, thuốc bảo vệ thực vật, công nghệ canh tác máy móc lạc hậu của ngoại bang để phá nông nghiệp nước nhà.

Nhìn giống lúa truyền thống của Tổ tiên lưu truyền bao đời nay bị thay thế dần đến tiệt chủng trên các cánh đồng, bởi giống lúa ngoại lai, cảnh tượng như “máu chảy ra từ hồn dân tộc”, còn đâu sức sống của giống nòi Việt! Vấn đề này đã được cảnh báo trên các mặt báo lớn cách đây 30 năm vì sự an nguy cho nền nông nghiệp Việt Nam, đặc biệt là sự tồn vong của giống nòi Việt trước âm mưu của ngoại bang nhưng cho đến ngày nay mọi thứ vẫn tiếp diễn y vậy, thậm chí được xúc tiến mạnh mẽ hơn nữa bởi bọn tay sai. Hậu quả nặng nề từ việc dung chấp các giống ngoại lai đã làm đất nước bị ung thư, hoại tử từ “gốc”; “cây lá” héo úa, èo uột; bệnh tật nhiều vô số kể!!!!

Từ ngàn xưa đến nay, ở Việt Nam cũng như trên Thế giới nông nghiệp vốn dĩ có 4 thứ quan trọng: “nhất nước, nhì phân, tam cần, tứ giống”, đây là cách làm nông nghiệp bền vững. Còn nông nghiệp Việt Nam hiện nay thì phát triển dựa trên 4 thứ sau: “nhất hóa chất, nhì biến đổi gen, tam đồ, tứ máy” để làm tiền đề - hệ quả của việc chối bỏ thành tựu của Tổ tiên rước những thứ ngoại lai vì sự ngu dốt, hám lợi.

·       “Nhất hóa chất”: hóa chất được sử dụng tối đa, mọi vấn đề trong nông nghiệp đều được xử lý bằng hóa chất, không hóa chất không làm được gì!

·       “Nhì biến đổi gen”: đặc biệt ưu ái các giống biến đổi gen vì nó thỏa mãn nhu cầu tham lam, hưởng thụ, sở thích kỳ quái của con người bất chấp hệ quả ra sao! Con người muốn làm thay việc của tạo hóa bằng sự hiểu biết hạn hẹp của mình, “coi Trời bằng vung”

·       “Tam đồ”: là đồ ăn trộm, đồ học lóm, đồ vong ơn bội nghĩa,… những con người mang “thương hiệu”: yếu hèn, ngu dốt, tham lam, hám lợi, …lười lao động, thích làm nhanh ăn nhiều, ăn trên đầu trên cổ người nông dân, “ngũ mã phanh thây” người nông dân dưới mô hình 6 nhà.

·       “Tứ máy”: sự phụ thuộc vào máy, đề cao máy móc thiết bị thay vì con người. Máy móc có vai trò trợ lực cho con người nhưng hiện nay các chủ trương, chính sách sa đà vào chúng biến nó thành đối tượng hướng tới xa rời mục tiêu nông nghiệp mà con người đóng vai trò trung tâm

Nông nghiệp ngày nay, đã không còn “cái gốc truyền thống”, sự phát triển không lấy nền tảng “sự sống” mà đi vào lối mòn của “sự chết” họa diệt vong là tất yếu. Thực trạng giống nông nghiệp Việt Nam hiện nay, chủ yếu sử dụng giống ngoại nhập, giống lai, giống đột biến,…các giống này do các Công ty, các viện nông nghiệp, và bọn tay sai,… nhập giống bán lại cho người dân ăn chênh lệch với những lời quảng cáo cho năng suất cao, kháng bệnh,...tuy nhiên khi trồng các loại cây này thì đòi hỏi lượng phân hóa học rất nhiều, không phân không lớn, dễ bị sâu bệnh, khả năng thích nghi kém với khí hậu Việt Nam nên lúc nào cũng cần các chỉ số môi trường phức tạp, và do lớn nhanh nên rau, trái dễ hư hỏng, héo úa, dập nát trong quá trình thu hoạch, vận chuyển. Còn chăn nuôi cũng dùng con giống nhập ngoại, giống lai ngoại,… phải nuôi công nghiệp trong chuồng trại, chích thuốc vac-xin phòng bệnh các loại để thích nghi môi trường Việt Nam, dễ bị dịch bệnh và công chăm sóc nhiều, kèm theo đó là các giống cỏ nhập, thức ăn ngoại nhập để phục vụ chúng. Các giống cỏ này khi trồng sẽ cạnh tranh với cây bản địa gây ra sự xáo trộn sinh thái vùng đó, chưa kể các con vật bản địa ăn phải sẽ bị ngộ độc.

Công nghệ sản xuất giống của ngoại bang ngày một bành trướng, biến Việt Nam thành thị trường tiêu thụ, các kiến thức nông nghiệp trong trường học được các vị giáo sư “thỉnh” về chỉ mang tính giới thiệu, quảng cáo, đào tạo “nhân viên” bán hàng cho ngoại bang! Chỉ cần đem bọn “giáo sĩ tiên sư” này đến một vùng đất cát toàn nắng và gió, bắt chúng làm nông nghiệp sẽ lòi ra bọn bán nước ngay! Đồng thời sẽ thấy trí tuệ, công ơn Tổ tiên dân tộc Việt lớn đến chừng nào! Thán phục!

Chọn giống, Tổ tiên ta có cách làm hoàn toàn khác, dựa theo quy luật của thiên nhiên để chọn ra những con giống, cây giống tốt phù hợp với nhu cầu tự nhiên của con người. Các giống cây, vật nuôi truyền thống thường có nguồn gốc hoang dã được Tổ tiên chọn lọc dựa theo tính trạng có sẵn trong tự nhiên đem về thuần hóa lâu dần thành giống truyền thống. Tuy nhiên, giá trị giống truyền thống không nằm ở đó mà nằm ở giá trị thời gian được Tổ tiên sử dụng trong suốt hàng Thiên niên kỷ. Các loài sinh vật có cơ chế tự thích nghi, tạo đột biến do tương tác với môi trường và thông qua quá trình chọn lọc tự nhiên tạo nên giống mới. Nên khi môi trường thay đổi, hoặc có những biến cố bất ngờ các loài sinh vật sẽ dùng các cơ chế này để sinh tồn, duy trì nòi giống và đồng thời nó truyền kinh nghiệm này cho đời sau bằng cách lưu trữ trong gien vì vậy giống cây hay giống vật nuôi càng lâu đời thì lượng thông tin di truyền càng nhiều, sức sống của sinh vật càng mạnh mẽ. Vì thế, để có được giống cây hay giống vật nuôi hoàn hảo cần phải trải qua quãng thời gian tương đối dài để hoàn thiện các tính trạng, thiên nhiên sẽ chọn lọc các tính trạng phù hợp với môi trường sống, cộng với việc kết hợp với bàn tay con người thuần dưỡng nhằm phục vụ trồng trọt và chăn nuôi, chế biến…đó sẽ là những “chủng tử” toàn năng đạt trạng thái hài hòa giữa các quy luật vũ trụ và con người. Giống truyền thống ra đời theo cách đó nên chúng có đặc điểm thích nghi tốt, hàm lượng dinh dưỡng cao (ăn ít nhưng hiệu quả gấp bội), có tính kế thừa đời trước qua hệ gien nên chúng có sức sống mạnh mẽ, sinh trưởng đúng tự nhiên, cùng nhịp sinh học với con người. Những giống truyền thống như gạo ba trăng, lúa gie, bông giang… còn mang dược tính giúp người ăn trị bệnh và bồi bổ sức khỏe, những giá trị lưu trữ trong hệ gien của giống truyền thống hỗ trợ người Việt phát triển thể trạng, hệ tư duy hợp với thiên nhiên, vũ trụ. Chính những giống truyền thống mới là nguồn nguyên liệu khi kết hợp với công nghệ truyền thống tạo ra thượng phẩm mang đậm bản sắc dân tộc Việt “Ngàn năm Văn hiến”. Những nhà trí thức, nhà bác học về nông nghiệp trên Thế giới rất trân quý những giống truyền thống của những dân tộc có nền Văn hiến Ngàn năm. Giới khoa học Việt Nam tự đánh giá ra sao khi so với giống ngoại lai, đột biến nhân tạo được tạo ra từ phòng thí nghiệm chờ được kiểm chứng với giống truyền thống đã được thể nghiệm chứng ngộ qua hàng ngàn năm ???

            Dựa vào các hiện tượng thiên nhiên, Tổ tiên người Việt đã áp dụng kỹ thuật chọn giống truyền thống cho ra chính xác các giống mình cần, có lịch sử hàng ngàn năm, những giống này phù hợp với điều kiện tự nhiên, thổ nhưỡng, phù hợp với thể trạng tập quán người Việt, từng vùng miền, nuôi dưỡng giống nòi Việt, góp phần quan trọng trong việc hình thành nền Văn minh Lúa nước vĩ đại! Nó đã cùng dân tộc Việt trải qua biết bao biến cố lịch sử, đó là những giống quý không gì đánh đổi được, nó là nguyên khí quốc gia, một khi mất đi không cách gì có lại được vì những giống này là kho lưu trữ thông tin di truyền tích lũy qua hàng nghìn năm không phải ngày một ngày hai, dân tộc này sẽ suy vong chỉ trong vài thập kỷ nếu mất chúng. Tổ tiên luôn nhắc nhở con cháu tầm quan trọng của giống phải giữ gìn qua thành ngữ “bán lúa giống” để chỉ sự mất mát không còn gì để sinh sống. Và nay nền “nông nghiệp hiện đại” đã tiêu diệt những giống truyền thống một cách không thương tiếc, chúng còn chỉ đạo công khai: “ ai bị phát hiện trong dân còn lưu truyền những giống truyền thống, lạc hậu sẽ bị cầm tù, thậm chí là bị xé xác” – Ác chủng !!!!! Ra sức rước giống ngoại về trồng, tung hô khen ngợi rồi bây giờ lãnh quả báo nhãn tiền, đó là nỗi ám ảnh sâu bệnh, tiền mất tật mang, nông dân điêu đứng, hóa chất tràn ngập, tất cả đang đầu độc lại chính chúng ta và hơn thế nữa sự tồn vong của giống nòi Việt, người Việt ngày càng ngu đi thấy rõ, lười tư duy học hỏi, …đạo đức suy đồi! Đó là hệ quả của việc chối bỏ nguồn cội, bán linh hồn cho ngoại bang.

Suy đi nghĩ lại cũng đúng thôi, “ngưu tầm ngưu, mã tầm mã” giống ngoại lai thì nuôi dưỡng hay đầu độc đám người hám ngoại, thích lai căn, tôn sùng ngoại bang. Từ trên xuống dưới, từ học hàm giáo sư, tiến sĩ đến người nông dân quê mùa, đói kém, từ đầu tóc đến ngón chân, từ trong ruột non đến biểu bì, quần áo giày dép, tư duy… đâu là dấu chỉ truyền thống người Việt ?????

Các giống ngoại, đột biến nhân tạo chỉ thỏa mãn nhu cầu nhất thời, nặng tính vật chất của những kẻ hám ăn, thích ăn ngập miệng không biết đâu là ngon và bổ dưỡng, thích khoe mẽ! Những giống ngoại lai không phù hợp với người Việt vì đó là những giống biến đổi gien nhân tạo, dựa vào kỹ thuật di truyền, nhân giống hiện đại: nuôi cấy mô, lắp ghép, đột biến gien nhân tạo,… cho ra các giống cây theo thị hiếu, nhu cầu con người. Những giống loại này đối với tự nhiên chúng như những sinh vật tật nguyền, què quặt vì sinh ra không theo quy luật tạo hóa, chúng sống bằng hóa chất, gây ra những xáo trộn cho hệ sinh thái, “ác tính” rất cao gây bệnh tật cho con người, chúng không trải qua quá trình chọn lọc của tự nhiên, chúng là sản phẩm của con người, mà của con người là có giới hạn làm sao hoàn hảo bằng sản phẩm của Mẹ thiên nhiên! Con người ngày nay, hiện tượng vô sinh nhiều một phần là do nạp vào người những thực phẩm bẩn, thực biến đổi gien,…rồi tệ hại hơn nữa là làm thay tạo hóa, thụ tinh con người trong ống nghiệm đầy hóa chất sinh ra những con người không hoàn thiện, hung ác nhưng hèn nhát. Báo chí chính thống vẫn hàng ngày đưa tin. Cả một xã hội bị biến đổi gen.

Con người đã tạo ra những “chủng tử” từ chính lòng tham của mình, theo Phật Thích Ca những “chủng tử” mang nghiệp ác sẽ thành điều xấu trong tương lai, những “chủng tử” sinh ra bởi những quy luật vũ trụ sẽ nảy mầm sinh sôi sự sống và có sức mạnh lan tỏa sau này! Mãi cuối đời, 84 tuổi, ngài Như Lai mới giảng kinh Lăng Nghiêm, khẳng định rằng không có phật, không có cõi Niết Bàn mà chỉ toàn là ma mà thôi. Ma thầy, ma con ở khắp mọi nơi. Một quốc gia dung chấp các con ma này cũng sẽ thành ma quốc. Hãy đảo mắt mà xem!!!!

Giống nòi dân tộc Việt, bản chất thông minh, tư duy nhạy bén, sức chịu đựng tốt,…những tố chất này được thừa hưởng từ Tổ tiên người Việt chăm chỉ, siêng năng không ngừng học hỏi thiên nhiên, vượt bao biến cố để sinh tồn trong suốt hơn 5.000 năm mở nước. Các kinh nghiệm, tri thức, kỹ năng sinh tồn, kỹ năng tư duy của cha ông…được kết tinh lưu trữ dưới dạng gien tích lũy từ đời này đến đời sau, con cháu đời sau là những “hạt giống” Tổ tiên gửi gắm những vốn quý của mình. Tuy nhiên, ngày nay những “hạt giống” tốt không có cơ hội nảy mầm còn “hạt giống” xấu thi nhau nảy mầm vì chúng chối bỏ Tổ tiên, tôn sùng ngoại bang hòng kiếm miếng lợi còm, chăm chút bề ngoài quên đi vẻ đẹp tâm hồn mới là quan trọng, giống nòi Việt đang thui chột dần! Đau xót thay!!!

Để mở, phát huy “món quà hạt giống” Tổ tiên dành tặng, nhất thiết phải có cách riêng, chính những giải pháp truyền thống, công nghệ truyền thống sẽ giúp chúng ta mở “món quà” đầy quyền năng của cổ nhân! Còn bọn bán nước, bọn tay sai (bọn giáo sư tiến sĩ các loại), bọn lai căn, bọn lợi ích nhóm… lợi dụng thế cầm quyền, nắm củi khô gần 100 năm qua tuyên truyền cả nước, ăn theo trào lưu của thế giới rằng Hóa chất chất quyết định mọi thứ, nhưng chúng không biết rằng: “Có Nông Nghiệp Truyền Thống là có tất cả” – triệu năm sau cả nhân loại cũng sẽ như vậy. Giống Truyền thống quyết định tất cả!

 

Điều này, Người Việt không bao giờ quên:

“Người Việt là người phát minh ra nền Văn Minh Lúa Nước của nhân loại.”

“Dân tộc Việt có nền Văn Hiến huy hoàng, tất phải có tương lai sáng lạn.”

 


Dẫn nguồn:
https://vanminhsucsongviet.com/blog
https://vanminhsucsongviet.net/blog