LOẠT BÀI VỀ NÔNG NGHIỆP VIỆT NAM

KỲ 3: PHÂN BÓN

         

          Phân bón là “thức ăn” dành cho cây, khi nói đến nông nghiệp không thể không nói tới vai trò quan trọng của phân bón - một trong bốn yếu tố cốt lõi của nông nghiệp. Phân bón cung cấp dinh dưỡng cho cây trồng, bảo đảm cho sự phát triển và sinh hoa lợi của cây. Có ba loại dinh dưỡng cho cây trồng: tự có trong đất - các loại đất tốt; chất thải phân hủy từ các loài sinh vật trong tự nhiên; và phân bón do con người làm ra phục vụ nhu cầu trồng trọt hay giải quyết chất thải trong sản xuất, chế biến, chăn nuôi.

          Việt Nam là nước xuất khẩu nông sản hàng đầu thế giới, tiêu thụ phân bón hóa học và thuốc bảo vệ thực vật cũng hàng đầu trong khi các nước phát triển đang có xu hướng sử dụng phân hữu cơ bảo vệ môi trường. Do xu hướng này nên những Công ty, Tập đoàn hóa chất phải đẩy các hàng thừa, hàng thải, tìm kiếm thị trường ở các nước nghèo (điển hình là Việt Nam) bằng cách đưa vào trường học kiến thức về phân hóa học, mua chuộc các giáo sĩ tiên sư, giới ăn trộm quần đàn bà, bọn tay sai, bán nước,… để mở đường cho phân hóa học, các loại thuốc bảo vệ thực vật,… thâm nhập vào đời sống nông dân Việt Nam. Với tính chất kích thích nhanh mạnh, phân hóa học đã nhanh chóng chiếm ưu thế và được sử dụng triệt để phục vụ mục đích tăng năng suất. Năng suất tăng, doanh thu tăng tuy nhiên chi phí phân bón hóa học chiếm tới 80-90% doanh thu, “được mùa mất giá”, càng làm càng nghèo! Còn xưa kia, nông dân vừa làm vừa chơi, 1 năm làm có 1 vụ, năng suất đạt 1 tấn nhưng lợi nhuận ròng 800 kg, cùng nhiều hoa lợi khác. Sướng hơn nhiều!

Bọn rước mớ học thuyết nông nghiệp của ngoại bang về áp dụng rồi biến nền nông nghiệp nước nhà thành nơi tiêu thụ các thứ phế thải, độc hại, các máy móc thiết bị lỗi thời cho chúng, biến các hóa chất phục vụ nông nghiệp thành phân bón- một loại “ma túy” tổng hợp dành cho các loại cây trồng cũng chỉ chứa N, P, K,… dành cho mọi loại cây. Các loại “ma túy” này làm cho cây trồng phụ thuộc hoàn toàn vào nó (do đã tổng hợp sẵn, hấp thụ trực tiếp), lâu dần cây ngày càng lười không còn muốn phân giải các chất dinh dưỡng cần thiết khác có sẵn trong môi trường; cây không muốn phát triển nếu thiếu phân hóa học (giống như con nghiện vậy); khi điều kiện tự nhiên thay đổi (nhiệt độ, mưa bão, hạn hán, bệnh, sâu…) khả năng chống chọi của cây rất kém, dễ gãy đổ, yếu ớt do lớn nhanh, trái thì to nhưng không “chất” vì hàm lượng chất và số lượng tế bào của một loại thực vật là không đổi. Khi ta ra sức bón phân, thuốc để tăng kích thước ra hoa, tạo quả đi chăng nữa thì chỉ là sự trương nở của tế bào về kích thước chủ yếu là nước nhưng mùi thơm giảm, mau chín, mau hư thối, dễ bị sâu bệnh… Đồng thời, đất cũng trở nên chai khô, mất cân bằng vì đã mất sự sống, nhiễm độc hóa chất, muốn canh tác tiếp thì tiếp tục dụng phân hóa học. Những sản phẩm từ cây trồng được bón phân hóa học, các chất kích thích sinh trưởng, tế bào phát triển không đúng trình tự của thiên nhiên, chất lượng không cao, dinh dưỡng thấp không muốn nói là độc hại với sức khỏe, chỉ đẹp mã, không có dược tính để phòng và trị bệnh khi cần, mất đi cái “hương xưa” giống như “lực sĩ gặp gió” vậy. Cụ thể như: quả chuối già ngoài thị trường từ các chương trình khởi nghiệp quốc gia, to đẹp, xanh mướt, 2 ngày sau khi mua về thì thâm đen, mềm nhũn, gà cũng chê!

Phân hóa học cùng với các chất tăng trưởng, thuốc bảo vệ thực vật nói chung được tạo ra từ hóa chất, bản thân nó không có sự sống hoặc một sự sống què quặt nên không có khả năng biến hóa, thích nghi với môi trường khác khau, mang tính “chuyên môn hóa, một chức năng” đơn điệu cung cấp dinh dưỡng, hoặc kích thích, hoặc trị bệnh… cho cây còn cây hấp thụ cái gì? bao nhiêu là đủ? loại nào? Khi nào cần ? …thì không ai có thể biết được ngoài cái cây. Tuy nhiên, con người cũng cố gắng nghiên cứu cho ra vô số loại phân khác nhau về tỷ lệ thành phần, phục vụ cho nhu cầu khác nhau, ở nhiều giai đoạn sinh trưởng của thực vật, chưa kể đến phương pháp, cách thức sử dụng cũng phức tạp không kém và còn tùy vào loại đất canh tác nữa! Con người làm sao hiểu cây bằng chính nó, nên cứ “tống” vào cây một đống hóa chất với phương châm “dư còn hơn thiếu” để đạt mục đích của mình còn cây “ăn” bao nhiêu tùy cây dẫn đến dư lượng hóa chất tồn đọng khắp nơi, đầu độc lại con người!

Còn cách làm phân bón của người xưa, thì bản thân phân bón là sự sống khi hòa vào đất, nó đem sự sống cho đất, cho cây. Loại này được làm từ cây cỏ, lá khô, phân gia súc, gia cầm, các sản phẩm thừa trong nông nghiệp được phối hợp có bài bản, không tốn chi phí sản xuất, không cần máy móc, thiết bị phức tạp….Cách làm mới là quan trọng!!! Cây trồng cũng có sự sống như con người. Hai sự sống này cũng “ngưu tầm ngưu, mã tầm mã”. Người ăn uống đúng cách, hợp thiên nhiên sẽ thông minh hơn, miêu duệ cũng khỏe mạnh và thông minh. Ở với người thông minh, cây cũng sẽ phát triển, ra hoa kết quả, chất lượng cao hơn. Cây cần thời gian để phát triển đúng lộ trình của thiên nhiên, cũng có vào có ra, cũng cần nước và thải ra nước để giữ ẩm cho đất. Cây biết “ăn” đủ nhu cầu rồi dừng, dư thì dành để phát triển của thảm thực vật (các loài thảo mộc, cỏ dại) quanh cây cùng cộng sinh phát triển theo. Chính thảm thực vật này, ban ngày sẽ giữ ẩm cho đất, rễ cây, ban đêm hút hơi ẩm trong không khí rồi trả lại cho đất làm cho đất luôn ẩm và mát.

Dưới thảm thực vật này còn là môi trường sinh sống của vô số các loài thiên địch bảo vệ cho cây tạo nên quần xã thu nhỏ. Do tư duy tận diệt nên con người phun thuốc trừ sâu, thuốc diệt cỏ theo sự tuyên truyền của truyền thông nhà nước, quảng cáo, tài liệu khuyến nông của cán bộ,… đã tiêu diệt thảm thực vật mặt đất, các loài thiên địch có lợi chết trước vì không có nơi cư trú, hệ sinh thái không còn; các loài côn trùng gây hại, sâu bệnh chết sau. Thiên địch có lợi bao giờ cũng mong manh hơn, chết trước sâu bệnh, khi môi trường phục hồi thì lại đến sau. Thuốc trừ sâu thì ngày một độc hơn, liều nặng hơn, phải dùng nhiều hơn. Sâu mới, bệnh mới, dịch bệnh mới ra đời, thậm chí thiên địch còn gây “ung thư” cho cây và làm hại cho người vì thiên nhiên có cơ chế ứng biến với môi trường để thích nghi. Đây là cuộc chiến không hồi kết giữa con người và thiên nhiên. Thiệt thòi luôn thuộc về người nông dân; nó khiến họ luôn sống trong nỗi ám ảnh sâu bệnh, dịch… cùng với đó là chi phí mua thuốc, phân bón ngày càng tăng, chưa nói đến hiểm họa hao mòn sức khỏe, ngộ độc khi sử dụng. Tâm trí đâu mà lo chuyện khác nữa. Gốc rễ quốc gia nay còn đâu! Nỗi chua xót đến tận cùng!!!!!

          Cổ nhân ta có câu “cỏ nào sâu đó”, thức ăn của sâu bọ, côn trùng chủ yếu là cỏ (thảm thực vật cao cách đất vài gang tay) chứ không phải lá cây, khi thảm thực vật mất đi chúng không còn thức ăn nên chúng phải ăn cây trồng. Đổ hết tội cho sâu là chưa công bằng. Đáng nói hơn, khi sử dụng phân hóa học, thuốc trừ sâu, diệt cỏ các loại thì chúng ta cũng tiêu diệt luôn những cây thuốc vườn nhà giúp con người, vật nuôi tự chữa bệnh, tự chăm sóc sức khỏe, cân bằng thể trạng mỗi khi “chuyển mùa”. Cây cỏ thay đổi nhịp sinh học theo trời – đất nên khi con người, vật nuôi ăn chúng nhằm điều chỉnh nhịp sinh học bản thân cho kịp với sự thay đổi của thiên nhiên. Những cây cỏ thuốc quanh nhà giúp chúng ta tiết kiệm tiền bạc, thời gian khám chữa bệnh. Khi con người sống hài hòa với thiên nhiên, tôn trọng các quy luật thiên nhiên (quy luật chọn lọc tự nhiên, quy luật bù trừ…) thì thiên nhiên sẽ không bạc đãi con người. Còn không thì bệnh phát sinh, lây chéo lẫn cho nhau. Điều này, ai cũng biết mà!!

          Vì thế, phân bón phải là sự sống, là sự phối hợp của nhiều sự sống nhỏ hơn trên nguyên tắc “tương sinh tương khắc”, “âm dương ngũ hành”, “quân thần tá sứ”, toàn tính, đa năng đa nhiệm; đã là sự sống thì luôn đủ đầy và cân bằng các chất dinh dưỡng. Do là sự sống, nên loại phân bón sẽ tự biến đổi để phù hợp, đáp ứng đủ nhu cầu của cây trồng, đồng thời nuôi dưỡng và làm phong phú hệ sinh thái mặt đất, khử côn trùng gây hại, dẫn dụ thiên địch có lợi, đây là loại phân “thông minh”, đa năng phù hợp cho mọi loại đất, mọi loại cây trồng, dùng cho mọi giai đoạn sinh trưởng của cây, nó hiểu từng loại cây cần gì và nhanh chóng đáp ứng. Loại phân “thông minh” này khác với loại phân hữu cơ chúng ta đang sử dụng hiện nay (dùng rác hữu cơ, phân xanh, phân chuồng trộn lẫn, ủ thành phân bón hoặc trộn thêm ít chất kích thích tăng trưởng, thuốc trừ sâu,…vào hỗn hợp trên thành loại phân “nửa vời”). Đây chính là trí tuệ người Việt!

Bón phân giúp cho cây phát triển khỏe mạnh, tạo ra cây trái thơm ngon, chất lượng cao, lâu hư, làm nguyên liệu chất lượng cao cho ngành chế biến, sản xuất các sản phẩm khác… chứ không phải chỉ để bán cho nhiều, xuất khẩu được nhiều ngoại tệ…Tăng năng suất kiểu đó chỉ khiến phụ thuộc hoàn toàn vào ngoại bang đầu vào lẫn đầu ra trong sản xuất nông nghiệp: nhập khẩu giống, phân bón, vật tư nông nghiệp, làm ra nhiều, chất lượng thấp mau hư nên áp lực đầu ra quá lớn buộc phải bán rẻ. Đây là kết quả của tư duy nhược tiểu đến mức yếu hèn của các nhà lãnh đạo, các nhà hoạch định chính sách quốc gia (mà chưa bao giờ làm nông), biến nước ta thành nô lệ cho chúng, cho ngoại bang. Cùng học thuyết cạnh tranh, thương trường là chiến trường, khách hàng là Thượng đế, cốt yếu biến người sản xuất bán rẻ linh hồn, bỏ bản sắc chạy theo thị hiếu hám rẻ (giảm chất lượng) của người tiêu dùng. Thượng đế là duy nhất và thông minh lắm chứ đâu nhiều như rươi vậy!

Một điều quan trọng nữa, Tổ tiên Việt luôn kết hợp trồng trọt và chăn nuôi khi làm nông nghiệp, đây là hai mảng không thể tách rời trong nông nghiệp theo thuyết nhị nguyên. Các giáo sư tiến sĩ, chuẩn giáo sư tiến sĩ “hiện đại” đã tách rời hai ngành để chuyên môn hóa, phát triển cho dễ, mạnh ngành nào ngành đó phát để lại một lỗ hổng cho cám công nghiệp ngoại nhập phục vụ ngành chăn nuôi, hóa chất độc hại của ngoại bang thì phục vụ ngành trồng trọt, tựu trung chúng ta là nơi tiêu thụ hàng hóa cho chúng trong khi kết hợp hai ngành lại thì chúng sẽ tự nuôi nhau không cần lo nghĩ cho mệt lòng!

Khi chăn nuôi kết hợp với trồng trọt, gia súc, gia cầm, được nuôi theo cách tự nhiên, cộng sinh, không nuôi nhốt, ăn thức ăn từ việc trồng trọt và chúng sẽ tự chữa bệnh theo bản năng có sẵn nhờ vào thảm thực vật nói ở trên, nên không cần khám bệnh, thuốc thang, ta làm sao hiểu vật nuôi bằng chính chúng nó! Khi người nông dân chăn nuôi bằng cám công nghiệp cũng giống như phân bón trong trồng trọt, cám được trộn chất kích thích để con vật nghiện ăn, to béo kết hợp phương pháp nuôi nhốt tạo ra những con vật bệnh “béo phì”, thiểu năng, chưa kể họ còn bổ sung trong cám các chất hooc-môn tăng trưởng làm con vật lớn nhanh nhưng tế bào cơ thể thì phát triển chưa hoàn thiện đủ làm chất lượng súc sản không bảo đảm về độ ngon, độ bổ, độ an toàn cho người sử dụng. Đồng thời chúng ta không có nguồn nguyên liệu nông sản chất lượng để làm ra những sản phẩm đỉnh cao, giá trị thặng dư lớn hơn mang bản sắc rất riêng. Những con gia súc, gia cầm của ngành chăn nuôi hiện nay có thể nhận biết bằng hình ảnh “đầu óc ngu si, tứ chi phát triển”! những loại này con người ăn vào liệu có thông minh, khỏe mạnh? Ai có thể trả lời điều này? Hỡi những nhà lãnh đạo “tài tình”, những nhà khoa học “lỗi lạc”!!!

Và cây cối cũng vậy, chúng hoàn toàn có thể tự chữa bệnh dựa vào cơ chế của tạo hóa, quy luật loại trừ của thiên nhiên. Việc kết hợp giữa trồng trọt và chăn nuôi tạo nên một thế vững chắc cho người nông dân trong việc làm nông nghiệp, là nguồn cung cấp đầu vào và đầu ra cho nhau, sẽ không còn cảnh được mùa mất giá vì hai lĩnh vực này sẽ cùng phối hợp chặt chẽ, biến hóa thay đổi vai trò cho nhau khi gặp hoàn cảnh bất lợi (ví dụ: hoa quả, rau đậu bị bệnh không đạt chất lượng sẽ là thức ăn cho chăn nuôi, khi đó đàn gia súc, gia cầm hưởng lợi, tăng đàn chuyển việc thất thu của trồng trọt thành bội thu trong chăn nuôi, còn chăn nuôi theo phương thức truyền thống thuần tự nhiên sẽ không có dịch bệnh chết hàng loạt, nếu có thì chỉ những cá thể yếu không khả năng thích nghi thiên nhiên chọn lọc lại – những con này sẽ là nguồn phân bón cho cây trồng), còn bình thường thì chúng tạo một vòng khép kín – nông dân không tốn chi phí thức ăn, phân bón, thuốc thú y, thuốc bảo vệ thực vật và không còn áp lực đầu ra để bị ép giá! (ví dụ: khi trồng trọt được mùa thì người nông dân sẽ bán với lượng vừa đủ nhu cầu của thị trường còn tồn thì đã có chăn nuôi cứu cánh, còn ngành chăn nuôi không còn nỗi lo rớt giá vì người nuôi không bị áp lực chi phí cám hằng ngày nên họ chủ động bán khi cần)

Tại một vùng quê nghèo nhất tỉnh, thuộc một trong những quốc gia nghèo nhất thế giới, vùng đất toàn cát, chênh lệch nhiệt độ ngày và đêm rất lớn, gió rất mạnh, mà khi áp dụng theo giải pháp truyền thống như trên của Tổ tiên đã thành công mỹ mãn, mạch đất được hồi sinh, thảm thực vật sinh sôi, cây trồng, vật nuôi sống tốt hòa hợp cộng sinh, chim chóc kéo về làm tổ nhiều! Thán phục Tổ tiên người Việt!!!

Hơn nữa thế giới ngày nay, sự ra đời những chiếc Hàng không mẫu hạm khổng lồ, tên lửa đạn đạo, hành trình, máy bay chiến đấu hiện đại nhất, khoa học vũ trụ không ngừng vươn tới, khám phá bí mật vũ trụ, những hành tinh xa xăm bằng những con tàu vũ trụ hiện đại nhất…tất cả đều phải dựa trên cái gốc nông nghiệp “dĩ nông vi bổn” mà hình thành, phát triển….

Con người luôn ảo tưởng vào bản thân, muốn thay thế vai trò của tạo hóa nên phải nhận hậu quả là bị chính thiên nhiên đào thải qua việc phải chết vì bệnh ung thư, nhiễm độc, dị tật, vô sinh, dậy thì sớm… vì các sản phẩm làm ra không đúng với quy luật vũ trụ sẽ sớm diệt vong. Trên đây chỉ là một phần nhỏ trong kho tàng tri thức nghìn năm của dân tộc Việt – dân tộc phát minh ra nền Văn minh Lúa Nước, Tổ tiên đã từng sống trên “ngọn cây ngọn cỏ” mà xây dựng, mỡ rộng bờ cõi suốt hơn năm nghìn năm. Hãy giữ gìn, thực hành và phát huy kho tàng đó để xây dựng Đất nước cho xứng tầm lịch sử. Còn không sẽ trở thành tội nhân thiên cổ, trời không dung đất không tha!!!!!

 


Dẫn nguồn:
https://vanminhsucsongviet.com/blog
https://vanminhsucsongviet.net/blog