Có nước là có sự sống. Nước là mạch nguồn của sự sống, sự sống luôn cần nước để tồn tại và phát triển. Mà Nông nghiệp là nghề tạo ra sự sống mới hoặc các sản phẩm chứa đựng sự sống phục vụ cho con người. Nước và Nông nghiệp có mối tương hỗ không thể tách rời. Việt Nam đã là cái nôi của nền Văn minh Lúa Nước nên việc tìm kiếm, tạo ra nguồn nước phục vụ cho canh tác, chăn nuôi, chế biến... trong nông nghiệp đã được tổ tiên phát triển đến mức hoàn hảo, lưu truyền cho hậu thế xuyên suốt nghìn năm lịch sử. Vai trò của nước  quan trọng đến nỗi mà ngay việc ta gọi tên một quốc gia nào đó, một việc trọng đại phục vụ cho quốc gia đều có liên quan đến từ “Nước”. Trong Khoa học vũ trụ, để tìm sự sống ở một hành tinh nào mới, người ta luôn tìm dấu vết của nước trước tiên  vì có nước là có sự sống. Nước hiện diện bao phủ khắp nơi trên Trái đất, trong giải thiên hà, len lỏi trong mọi hoạt động sống, trong từng tế bào và tồn tại ở hai dạng nước tự do và nước cấu trúc.

        Đối với Nông nghiệp, nước có vai trò quyết định sống còn. Từ xưa, hơn 5.000 năm trước, thời Thần Nông – Quốc Tổ Y Tổ của người Việt - đã thực hiện và ghi chép để lại cách thức dẫn thủy nhập điền, đê điều để điều hòa nước phục vụ nông nghiệp. Đến thời chúa Nguyễn Phúc Tần và Vương triều Minh Mệnh thì cách thức ấy đã được hoàn thiện đến mức hoàn mỹ bởi các công trình thủy nông, rửa phèn….

        Gần 100 năm nay, trên tinh thần học hỏi một nửa, cũng thấy được tầm quan trọng của nước tưới tiêu nên có rất nhiều dự án, công trình thủy lợi, bê-tông hóa kênh mương dẫn nước nội đồng … được Chính phủ ta xây dựng và tuyên truyền cho toàn dân là bảo đảm nước tưới cho nông dân và song song đó là sự ra đời của các nhà máy thủy điện. Những tưởng các công trình này đáp ứng nhu cầu cấp thiết cho việc canh tác nông nghiệp và sinh hoạt cho dân nhưng nó làm cho: các loài thủy sinh không còn chỗ sống do lớp đất bùn tự nhiên biến mất, bê-tông làm nhiệt độ nước tăng cao, bay hơi nhanh, ngăn cản khả năng điều tiết nước tự nhiên của đất  thông qua mạng lưới các mao mạch nước nhỏ li ti dẫn đến việc khô hạn cục bộ, kênh mương chằng chịt nhưng vẫn có nơi  khô cạn ngày càng nhanh và rộng, việc tích nước thượng nguồn của các nhà máy thủy điện làm hạ nguồn khô hạn mùa khô và ngập lụt  mùa màng, nhà cửa mùa mưa bão, thiên tai thiệt một, nhân tai thiệt mười - đây là những túi nước khổng lồ treo trên đầu dân gây ra những sang chấn làm nứt đập, chuyện vỡ đập là sớm muộn mà thôi! Và một vấn nạn nghiêm trọng không kém nữa là việc xâm nhập mặn, điển hình ở Đồng bằng Sông Cửu Long, nước mặn xâm thực ngày một lan rộng và mức độ ngày càng trầm trọng. Nguyên nhân chính của hiện tượng này là do đã làm chết hệ thống mạng lưới nước ngọt của thiên nhiên (vốn hình thành để tạo sự đối trọng ngăn nước mặn xâm thực từ biển vào), bê-tông ngăn nước ngọt thấm vào đất cộng với việc khai thác nước ngầm, đào ao dẫn nước biển vào nuôi tôm … tạo nên khoảng trống trong lòng đất, theo nguyên lý khuếch tán: Nước mặn sẽ chiếm chỗ trong các hệ thống mạch nước này và tiếp tục lan tỏa đi khắp nơi, lại tốn chi phí để rửa mặn và phải mất hàng trăm năm  rửa mặn liên tục với cách làm như hiện nay!  Còn gì là nông nghiệp nữa! Các nhà lãnh đạo, các nhà khoa học đầu ngành với kiến thức hiện đại, học tập nước ngoài đã phá nát nền Nông nghiệp nước nhà, với tư duy kiểm soát trong xây dựng chính sách gây ra tốn kém, lãng phí mà không hiệu quả, lợi bất cập hại. Hy sinh môi trường sinh thái, đời sống các loài thủy sinh, tôm cá tự nhiên, đời sống nông dân... để đổi lấy sự phát triển thần tốc của một ngành nghề, một sản phẩm chỉ để nhằm phục vụ cho một báo cáo đẹp cuối năm của một cá nhân đại diện cho một nhóm người thiểu số nhân danh quản lý Nhà nước. Chỉ cần phá bỏ, đập hết các công trình và giải tán hết các cá nhân, tổ chức liên quan đến những sai lầm trên, giải pháp ưu việt sẽ xuất hiện!

        Nhờ có đất, nước vươn xa, lan tỏa khắp nơi thông qua các mạch nước lớn nhỏ nằm trong đất, những mạch nước này nuôi dưỡng sự sống trên và trong lòng đất. Một vùng đất tốt là đất ở đó được phủ đầy hệ thống mao mạch chằng chịt của nước, vào ra liên tục và điều hòa, các mao mạch này cộng sinh với hệ thống rễ cây lớn nhỏ và các loài sinh vật dưới đất tạo sự cân bằng sinh thái tự nhiên hoàn hảo. Đất có hệ thống mạch nước – mạch sống của đất, cây sống nhờ đất và mạch nước này và ngược lại cũng nhờ cây mà đất duy trì, phát triển mạch nước lan rộng tạo mạng lưới tầng tầng lớp lớp cho một vùng rộng lớn, canh tác trên đất loại này không cần công chăm sóc vì thiên nhiên sẽ tự vận hành. Một lưu ý nữa, cây hấp thụ nước (hình thức hơi ẩm) qua lá và thân là chính, nên việc sử dụng công nghệ tưới nhỏ của giọt tốn nhiều chi phí thiết bị, năng lượng vận hành, lãng phí tài nguyên nước và tương tự với các hệ thống tưới nhân tạo khác. Thực tế là cây chỉ hút nước chỉ 10% qua rễ. Mẹ thiên nhiên chỉ ra rằng: những khu rừng tự nhiên không cần ai tưới nhưng cây cối, thảo mộc, dược liệu quý vẫn phát triển tốt – trường tồn.

        Ngược dòng lịch sử, thời các Chúa Nguyễn với cuộc hành trình mở cõi, khi mà nơi đến là những vùng rừng thiêng nước độc, đầy u lam chướng khí nặng nề, tanh tưởi, phèn đỏ như máu mà Nhà Nguyễn đã xây dựng nên cơ nghiệp Đàng Trong, và tiếp sau đó là một nước Việt Nam phát triển cực thịnh với nền tảng là Nông nghiệp. Giải pháp lọc nước, điều hòa nước đã có sẵn, chỉ cần đi tìm ắt sẽ gặp! Từ thời các Chúa đến các Vua Nhà Nguyễn,  đã có những hoạch định chính sách Nông nghiệp thành công rực rỡ làm nền tảng cho sự phát triển Đất nước, đặc biệt là Vương triều Minh Mệnh, dân ta đã có cuộc sống ấm no, đất nước phát triển cực thịnh, ngoại bang kính trọng, lịch sử đã ghi rõ.

        Còn nước sinh hoạt trong cuộc sống người dân Việt Nam ngày nay thì sao? Ở thành thị cũng như nông thôn! Nguồn nước chính của người dân  là nước máy thủy cục do các công ty cấp nước lấy từ sông và mạch nước ngầm rồi lọc qua  hóa chất và cung cấp lại cho dân; kế đến là nước ngầm do dân tự khoan. Đặc trưng của nước máy là mùi hóa chất dùng để lọc, sát khuẩn nước chưa nói đến cặn bẩn, phèn lơ lửng, kim loại…còn nước ngầm thì bị ô nhiễm tùy từng nơi (nhiễm phèn, kim loại nặng, xăng dầu,…). Tương tự, vùng nông thôn họ dùng nước ngầm là chính, kế đến là nước máy và chất lượng nước cũng như trên, hơn nữa một số vùng nông thôn được Cán bộ Y tế có tâm khuyên không nên dùng nước máy Nhà nước để ăn, để uống vì không sạch, nước thì lúc có lúc không (sợ dân dùng nhiều bị ngộ độc hay chất lượng công trình có vấn đề), những công trình cấp nước cho dân chỉ mang tính hình thức, thi đua thành tích, giải ngân ngân sách, lấy tiền viện trợ. Thế nên,  người dân tìm cứu cánh qua những bình nước tinh khiết của các công ty sản xuất nước uống đóng chai với các chỉ tiêu chất lượng làm chuẩn để mua lấy sự yên tâm. Các chỉ tiêu này được Nhà nước ban hành dựa hoàn toàn theo ngoại bang. Khi mua hệ thống chỉ tiêu này, kèm với nó là hàng loạt hóa chất, thiết bị đắt tiền, chi phí đào tạo vận hành…tất cả dẫn đến hậu quả ở Việt Nam: nước uống – phần tất yếu của sự sống - đắt hơn giá xăng! Tiền của quốc gia chảy vào túi ngoại bang mà dân vẫn chưa được sử dụng nước sạch.

     Tuy nhiên, dựa vào những tiêu chuẩn này nguồn nước uống vẫn không cải thiện là bao, nước uống vẫn không ngon ngọt, thậm chí không bằng nước chân trâu ngày xưa, người dân vẫn khắc khoải nhớ về những ngụm nước giếng xưa ngọt mát, giờ chỉ còn trong ký ức. Những tiêu chuẩn này vô tình làm rào cản cho các doanh nghiệp sản xuất truyền thống, gây khó họ, vô tình đẩy họ vào thế thủ, đối phó với Nhà nước, còn sản phẩm đến tay người dân thì …bỏ ngỏ. Người dân chỉ biết dùng tin tưởng tuyệt đối vào các chỉ tiêu, chất lượng trên nhãn! Ôi thôi! Xong !!!!

        Nặng hơn nữa, nước lọc theo tiêu chuẩn hóa lý của nhà nước, đã giết chết một nền y học cổ truyền hàng ngàn năm của dân tộc. Thầy thuốc giỏi, thuốc có tốt mà dùng nước máy, nước lọc qua hóa chất thì chất thuốc còn gì là tác dụng nữa. Chủ yếu còn tác dụng của hóa chất. Thế là chúng tuyên truyền nói xấu nền Y học nước nhà, tạo điều kiện cho nền Y học ngoại lai phát triển. Chỉ có người dân là lãnh đủ. Nhìn số lượng bệnh viện mới mở ra, người dân ra vào tiễn đưa nhau mà cảm thấy xót xa!

        Người dân về bản chất họ là những “tế bào” của một Quốc gia, họ sinh sống, lao động để mang lại lợi ích cho Đất nước. Nhưng những “ông chủ” - đại diện cho dân, chăm lo cho Đất nước lại mê mờ bởi lòng tham, tư duy lợi ích riêng, chẳng những không cộng tác với dân xây dựng lại cuộc sống tốt đẹp đúng nghĩa như nó vốn từng tồn tại trong quá khứ, lại tiếp tục hành động nhằm thỏa mãn nhu cầu thiển cận, thấp hèn,…khiến người dân – nạn nhân của hành động này không thể tiếp tục lo cho cái chung được nữa, buộc họ phải tự lo cho sự sống còn của mình trước, phải tự biến đổi trở thành những “tế bào ung thư - tội phạm” của Quốc gia có sức đề kháng cao, tự nuôi bản thân không phụ thuộc vào “vật chủ” và lớn mạnh không ngừng. Chính những “ông chủ” phải chịu trách nhiệm với các “tế bào ung thư” này không nên đổ lỗi cho nó!

        Thực trạng hiện nay, nước khắp nơi ngày càng ô nhiễm trầm trọng mà công nghệ lọc nước của ta “quá hiện đại”, làm dân đang đuối sức. Việc “nước” thì phải trong và sạch, minh bạch nhưng lưu manh, thổ phỉ nhiều không kể hết trong “bộ lọc”. Lưu manh vườn không thắng nổi điếm Quốc tế đâu.

        Do nước không bảo đảm nên cuộc sống người dân giảm hẳn về chất lượng, thức ăn nước uống chế biến trong nguồn nước như vậy chỉ ở mức thường nếu không muốn nói là tệ, những món ăn, nước uống thượng phẩm không bao giờ hiện hữu, kéo theo người dân bị giới hạn nhận thức đâu là ngon đâu là dở, không có mục tiêu hướng đến. Dân tộc ta ngàn xưa luôn đề cao việc ăn uống vì nó liên quan trực tiếp đến  sức khỏe giống nòi, chi phí dành cho việc chữa bệnh đủ để vắt kiệt sức dân, lấy đâu  ra của cải xây dựng đất nước.

        Nước không chỉ đơn giản là chỉ là sự kết hợp của hai nguyên tố Hydro và Oxy, nó cũng cần có sự cân bằng các thành phần theo nguyên lý âm dương, ngũ hành (còn được gọi là nước cấu trúc). Nước này khi đem đi nấu ăn, làm nước uống, trong công nghệ chế biến, mỹ phẩm… sẽ làm thăng hoa đồ ăn, thức uống, sản phẩm… đặc biệt là làm thuốc trị bệnh, điều này được ghi nhận trong dân gian, người ta đi hàng cây số chỉ để lấy nước về ăn, làm thuốc chữa bệnh,…hay cả làng chỉ dùng một cái giếng để ăn mặc dầu nhà nào cũng có nước. Tổ tiên người Việt cũng đã có giải pháp tạo ra loại nước này!!

           Tóm lại, những con người với tham vọng thao túng, thích chế ngự thiên nhiên, thích kiểm soát, ăn cắp giải pháp của dân để phục vụ lòng tham của mình, chúng đang tự leo thang và sa lầy trong cuộc chiến với Mẹ thiên nhiên. Thắng sao được! khi chính chúng cũng là một phần của tự nhiên, không thoát khỏi quy luật nhân – quả, trong cuộc chiến này chúng không chống đỡ nổi sự  phản đòn của thiên nhiên, của quả báo. Con người chỉ là những hạt bụi nhỏ, hiểu biết hạn hẹp – đừng quá ảo tưởng về mình trong vũ trụ bao la này! Tổ tiên đã có những giải pháp trong quá khứ hãy tìm về để xây dựng lại mạch sống cho Quốc gia.

Điều này, Người Việt không bao giờ quên:

“Người Việt là người phát minh ra nền Văn Minh Lúa Nước của nhân loại.”

“Dân tộc Việt có nền Văn Hiến huy hoàng, tất phải có tương lai sáng lạn.” 


Dẫn nguồn:
https://vanminhsucsongviet.com/blog
https://vanminhsucsongviet.net/blog