LOẠT BÀI VỀ NÔNG NGHIỆP VIỆT NAM - kỳ 1
05/07/2022 13:13
0 nhận xét
1,221 lượt xem
LOẠT BÀI VỀ NÔNG NGHIỆP VIỆT NAM
KỲ 1: THỰC TRẠNG VÀ QUYẾT SÁCH
Đầu tiên, Nông nghiệp là gì?: “nông” là cái gốc của sự sống, “nghiệp” là nghề tạo ra sản phẩm cho con người. Nên Nông nghiệp là nghề tạo ra sự sống mới hoặc các sản phẩm chứa đựng sự sống phục vụ cho con người. Nông nghiệp là gốc của sự sống và là gốc của mọi sự phát triển.
Từ xa xưa, ngày nay và cho mãi muôn đời sau, đời sống, sức khỏe của người dân, sự phát triển các ngành nghề cơ khí, chế tạo, chế biến, dịch vụ…, sự phát triển của Việt Nam, các nước và toàn thể nhân loại vẫn phụ thuộc vào Nông nghiệp. Một quốc gia mà Nông nghiệp không lành mạnh thì lấy gì mà ăn, mà sống,… nguyên liệu đâu mà chế biến, máy móc tạo ra để làm gì, phục vụ cho ai, phát triển xã hội để làm chi ???? Điều này tồn tại như một chân lý cho đến mãi mãi về sau.
Dân tộc Việt đã có một nền Nông nghiệp phát triển rực rỡ là cái nôi của nền Văn minh Lúa Nước, người nông dân Việt Nam từ lâu đã là bậc thầy về trồng trọt chăn nuôi, hiểu thiên văn, khí tượng, con nước… mà căn bản chủ yếu dựa trên những quy luật của Trời – Đất nhờ đó mà Ông cha ta đã tạo ra vô số thành tựu, sản vật, xây dựng nên nền Văn minh Lúa Nước…và phát triển giống nòi qua hàng nghìn năm lịch sử.
Có bốn yếu tố chính trong Nông nghiệp bao gồm: “nhất nước, nhì phân, tam cần, tứ giống”, bốn yếu tố này cũng phải cấu thành từ sự sống. Để phát triển nền Nông Nghiệp lành mạnh cũng chỉ cần tập trung vào những yếu tố trên thì sẽ có những giải pháp hoàn hảo; lấy giải pháp đó, cùng với phương thức chế biến truyền thống làm nền tảng kết hợp với những thành tựu khoa học hiện đại (chủ yếu làm phương tiện), tạo ra giải pháp thứ ba phù hợp với điều kiện thời tiết, khí hậu, thổ nhưỡng, tố chất, sức khỏe của người Việt để ứng dụng, phát triển rồi lưu truyền cho hậu thế.
· Nước, Tổ tiên ta đâu có cần dùng hóa chất để lọc nước sinh hoạt, để tưới tiêu. Tổ tiên đã có những giải pháp lọc nước rất hoàn hảo, hệ thống đê điều, thủy nông cực tốt.
· Phân, họ đâu có cần khai thác tài nguyên khoán sản, đi nhập hóa chất về để tổng hợp làm phân bón. Chỉ cần các sản phẩm thừa từ nông nghiệp, cây nhà lá vườn là đủ để làm phân.
· Cần, họ chăm chỉ siêng năng nhưng không làm nhiều như bây giờ, nhưng vẫn đủ ăn, dư mới bán, sức khỏe dẻo dai, tinh thần lạc quan yêu đời…Với trí sáng tạo vốn có của dân tộc Việt, họ tự chế tạo lấy những công cụ (máy móc) phục vụ cho bản thân, gia đình, làng xã…không ngừng hoàn thiện kỹ thuật trồng trọt chăn nuôi cho phù hợp điều kiện cụ thể.
· Giống, họ đâu cần phải đến các viện nghiên cứu cây trồng, vật nuôi mới tìm được giống. Họ đâu cần mua các giống ngoại, giống biến đổi gen,… mà giống truyền thống vẫn được con cháu lưu truyền đời này qua đời khác. Tổ tiên dân tộc Việt đã trải qua bao đau thương mất mát, bị tù đày, tra tấn, nhục hình bức hại họ vẫn một lòng quyết lưu giữ giống cổ truyền như gìn giữ sự sống còn cho Dân tộc.
Tuy nhiên, đó là chuyện làm nông của Tổ tiên người Việt xưa còn ngày nay thì sao? Nông nghiệp hiện đại ngày nay sau một thời gian dài bị xem nhẹ, các chính sách tập trung phát triển các ngành dịch vụ, công nghiệp cho “bằng chị bằng em” kết quả đạt được một thực tại đáng buồn là cả ba ngành trong cơ cấu nền kinh tế quốc dân đều không phát triển đúng nghĩa và luôn đi sau ngoại bang. Trong vài thập kỷ trở lại đây, ngành Nông nghiệp đã hoàn toàn mất phương hướng, rơi vào cái vòng lẫn quẩn được mùa mất giá và chỉ đạo giải quyết vấn đề của lãnh đạo ngành là kêu gọi “giải cứu” – Nông nghiệp tồn tại bằng lòng hảo tâm của người dân?!,… hay như sự kiện Thủ tướng Nguyễn Xuân Phúc gặp gỡ nói chuyện với 500 Nông dân cả nước nhằm giải quyết vấn đề trên vào ngày 09/04/2018 thì các câu trả lời cũng mang tính chung chung, đổ trách nhiệm cho người nông dân làm sai, thiếu hiểu biết ,…các nội dung chỉ xoay quanh kêu gọi là chính mà không chịu nhận sai lầm, không biết làm thế nào, không biết xin lỗi để có được sự giúp đỡ từ dân, “Dễ trăm lần không dân cũng chịu, khó vạn lần dân liệu cũng xong”.
Ngành Nông nghiệp thì mạnh ai nấy làm, nông dân hoảng loạn, tự thân tự thủ, còn không thì phụ thuộc vào các nhà khuyến nông, làm theo chính sách nhà nước thì long đong lận đận, ngóc đầu không nổi, vay vốn làm ăn rồi mất nhà, mất đất. Mở đầu hội nghị là những thành tựu của Nông nghiệp nước Nhà trong những năm qua nổi bật là con số xuất khẩu nông sản thô, những con số tuy lớn nhưng thấm vào đâu so với giá trị hàng hóa nhập về, cùng với mức chi tiêu công, xuất khẩu nông – lâm - thủy hải sản dưới dạng thô như bán rẻ tài nguyên Quốc gia rồi đến một lúc nào đó cũng sẽ cạn kiệt. Trong chương trình này Thủ tướng cũng kêu gọi xây dựng công nghiệp chế biến nông sản nhằm tăng giá trị thặng dư để xuất khẩu, tuy nhiên, với hệ thống chỉ tiêu chất lượng sản phẩm hiện nay của ta liệu có cạnh tranh được với các nước khi chính người sản xuất còn không dám sử dụng, đó là chưa nói đến việc làm ăn bất chính vì lợi ích trước mắt bán rẻ lương tâm và chữ tín. Một sản phẩm làm ra cần mang bản sắc, nét đặc trưng của dân tộc đó, nó được thể hiện qua cách làm, cũng như đúc kết trong hương vị, hình thái,… của sản phẩm đó! Chúng phải mang bản sắc riêng đầy trí tuệ chứ không chạy theo thị hiếu, trào lưu bắt chước.
Tóm lại, kêu gọi chỉ là kêu gọi; ai làm thì làm. Làm theo “chết” ráng chịu vì chắc chắn chúng cũng chẳng biết làm sao! Để kết thúc Hội nghị cho tốt đẹp thôi! Trách nhiệm này thuộc về những người đứng đầu Nhà nước, phải ra quyết sách khôi phục ngay nền Nông nghiệp truyền thống. Gấp lắm rồi !!!!!
Với chính sách chạy theo năng suất như hiện nay, chất lượng nông sản thì mù mờ, không bản sắc vô tình tạo ra sự khủng hoảng thừa, gây áp lực đầu ra và kéo theo rất nhiều hệ lụy cho xã hội. Hầu hết ta đều nhập ngoại từ giống, phân bón, thức ăn gia súc gia cầm, thuốc thú y, thuốc bảo vệ thực vật các loại, chất bảo quản…tự biến mình thành nơi tiêu thụ những thứ độc hại, còn nông sản làm ra thì chờ bán thô cho nước ngoài làm nguyên liệu sản xuất rồi nhập sản phẩm của họ về tiêu dùng với giá cao! Họ cứ ngưng mua là “chết đứng” hoặc chờ “giải cứu” trong vô vọng, ta luôn ở thế yếu và bị động. Nhà nông chịu thiệt nhiều nhất còn những nhà khoa học, nhà băng, nhà nước, nhà doanh nghiệp, nhà phân phối thì “tiền thu cái đã mọi chuyện tính sau” hay “chúng tôi cũng khó như ai nên không thể…”! Tiền chảy về bọn bán vật tư nông nghiệp.
Những giống ngoại nhập bao gồm cả giống biến đổi gen luôn đòi hỏi công chăm sóc nhiều cùng với lượng phân bón hóa học đi kèm để bảo đảm năng suất, thuốc trừ sâu trị bệnh, thuốc kích thích tăng trưởng…tất cả làm khánh kiệt người nông dân, làm đội chi phí lên nhiều lần, nông sản bán không ai mua, môi trường bị hủy hoại do chất hóa học từ phân bón, thuốc trừ sâu,… làm chết hệ sinh thái mặt đất, đầu độc môi sinh, thuốc kích thích tăng trưởng là hiểm họa bệnh tật (ung thư, bệnh bẩm sinh, dậy thì sớm…) cho con người, cơ thể con người cần thức ăn để duy trì sự sống và tự chữa bệnh từ nguồn thức ăn. Tuy nhiên với thực phẩm biến đổi gen (thiên nhiên xem đó như cá thể khiếm khuyết, bị bệnh về gen) khi con người ăn vào sẽ làm rối loạn các chức năng trong cơ thể vì thức ăn đưa vào không còn mang tính tự nhiên không đáp ứng nhu cầu chuyển hóa của cơ thể. Tất cả, những điều trên đã và đang diễn ra với tốc độ, cường độ ngày càng tăng theo cấp số nhân. Còn ngành chăn nuôi thì bị bao quanh bởi vòng xoáy thức ăn, thuốc thú y, xử lý môi trường nước thải, chất tăng trưởng, tạo nạc… chưa kể các bệnh truyền nhiễm do gia súc gia cầm gây ra như: cúm gia cầm, bò điên, tai xanh…do nuôi tập trung trong môi trường khép kín.
Nền nông nghiệp còn phải đối mặt với nạn xâm, ngập mặn mà nguyên nhân chính do bê-tông hóa kênh mương, nước ngọt không thấm xuống các mạch nước ngầm nên nước mặn từ biển sẽ ngấm dần, chiếm chỗ và lan rất nhanh dù mùa mưa hay mùa khô. Việc bê-tông hóa kênh mương cũng đồng thời ngăn cản sự sống và phát triển của hệ sinh thái dưới lòng kênh như: tôm, cua, cá,…và các loài thực vật thủy sinh. Và các nhà máy thủy điện tạo ra những cơn lũ nhân tạo và hạn hán nhân tạo làm người nông dân đã khổ càng thêm khổ.
Trồng trọt và chăn nuôi vốn không tốn nhiều chi phí nếu ta làm theo cách tự nhiên, tôn trọng sự cân bằng sinh thái, thuận thiên mà làm đừng vì lòng tham mà chuốc trái đắng. Mỗi vùng địa lý có giống cây đặc trưng thích nghi với khí hậu điều kiện địa phương, tương tự con vật cũng thế, nếu làm đúng sẽ cho ra loại nông sản đặc trưng cho vùng đất đó, tiến đến sản phẩm làm ra từ nông sản đó cũng sẽ có bản sắc riêng, thơm ngon đặc sắc, với một chi phí thấp nhất.
Nông dân Việt Nam có tố chất thừa hưởng từ Tổ tiên đó là khả năng sáng tạo, thích nghi với những điều kiện khó khăn rất tốt bằng chứng là các sáng tạo công cụ (máy móc) “Hai Lúa”, máy bay… phục vụ cho việc đồng áng đem lại lợi ích kinh tế, giảm sức lao động hơn hẳn các đề tài khoa học của các kỹ sư, nhà khoa học đầu ngành chỉ mang tính lý thuyết và phục vụ cho việc thi đua danh hiệu của các vị ấy. Người nông dân bị trói buộc, ru ngọt vào những dự án khuyến nông như nuôi tôm, gà, vịt, cá, heo… công nghiệp, trồng cây “nghìn tỷ”, giống mới năng suất… của các tổ chức này nọ nhưng thực chất chỉ gia công nguồn nguyên liệu, tiêu thụ cây giống cho các nhóm lợi ích “ăn trên đầu trên cổ” những người nông dân vô tội - họ đâu biết rằng mình đang rơi vào bẫy của các Tập đoàn đa quốc gia bán thức ăn gia súc gia cầm, thuốc, hóa chất, phân bón,… chúng muốn ta là thị trường tiêu thụ sản phẩm thừa, chất lượng thấp của chúng.
Ngành Nông nghiệp “hiện đại” của nước ta trong gần 100 năm qua, được gầy dựng bởi những vị giáo sư, tiến sĩ, kỹ sư cùng bọn tay sai là là các Viện Nông nghiệp này nọ… - những nhà khoa học đầu ngành này luôn có tư tưởng sính ngoại, chối bỏ nguồn cội, ra sức học tập cách làm nông nghiệp của ngoại quốc, xóa bỏ truyền thống tốt đẹp, họ đâu biết rằng mỗi quốc gia có điều kiện tự nhiên- xã hội khác nhau nên các lý thuyết của họ liệu có phù hợp cho ta! Cuối cùng chỉ là nhập máy móc, phân bón, giống biến đổi gen của ngoại bang… rồi chờ họ mua sản phẩm mình tạo ra. Chúng giả ngu, cố tình không biết hay chấp nhận làm tay sai của ngoại bang để phá hủy nền nông nghiệp, nền Văn hiến nghìn năm của dân tộc Việt ???? Khi thất bại chúng lại đổ lỗi cho người nông dân. Nên nhớ Việt Nam đã là một cường quốc nông nghiệp xuyên suốt hàng nghìn năm lịch sử. Nông nghiệp thời vua Minh Mệnh giàu mạnh nhất châu Á, ông đã đưa dân tộc Việt phát triển cực thịnh nhờ Nông nghiệp - điều này đã được Thế giới công nhận, ngoại bang phải kính trọng. Chắc chúng biết điều này ?????
Cũng do tư tưởng nhược tiểu, đến mức yếu hèn của những lũ “giáo sĩ tiên sư” thiếu hiểu biết truyền thống, lai căn mất gốc, “bọn ăn trộm quần đàn bà”… đã chối bỏ kho thành quả, di sản Cha ông để lại, không thấy được công trình diễm lệ của Tổ tiên – một nền Văn minh Lúa Nước vĩ đại.
Trong Nông nghiệp cũng giống trong Thương mại, nguyên tắc bảo toàn trong sản xuất phải đưa lên hàng đầu. Ở quy mô Quốc gia cũng vậy, chỉ cần sản xuất đủ dùng trong nước; tự cung, tự tiêu với những sản phẩm chất lượng cao, giá trị thặng dư lớn nhằm nâng cao chất lượng cuộc sống quốc gia, khi nhận được đơn hàng cùng tiền ứng rồi mới sản xuất. Không bao giờ cần phải giải cứu, không cần phải lo đến an ninh lương thực.
Nông nghiệp Việt Nam phải được trả về đúng vị trí của nó, thành tựu Tổ tiên phải được tôn vinh và phát huy cho thế hệ sau. Việt Nam không thiếu nhân tài, cả thiên tài, chỉ cần chính sách chiêu hiền đãi sỹ được thực thi thì không thiếu giải pháp căn cơ cho nền Nông nghiệp nước nhà; phải để hiền tài thấy được rằng họ được bảo vệ, trân trọng và giải pháp của họ được thực hiện, phục vụ cho lợi ích Quốc gia, cho từng người dân, không để nhóm nào, tổ chức, cá nhân nào trục lợi nhằm thõa mãn lòng tham, sự hám danh. Đặc biệt là đừng để những thằng ngu nào làm lãnh đạo, chỉ đạo họ. Hãy gom công góp sức, dồn tất cả các phương tiện cho Nông nghiệp nước nhà, cho người nông dân cần cù sáng tạo. Nông dân sẽ biết tự sáng tạo lấy công cụ (máy móc) phục vụ sản xuất cho bản thân, gia đình, làng xã.. không cần phải nhập cái gì cả. Nếu không thì suy vong, sụp đổ là tất yếu !!!!
“Việc nhân nghĩa cốt ở yên dân
Quân điếu phạt trước lo trừ bạo
Như nước Đại Việt ta từ trước
Vốn xưng nền văn hiến đã lâu
Núi sông bờ cõi đã chia
Phong tục Bắc Nam cũng khác
…
Tuy mạnh yếu có lúc khác nhau
Song hào kiệt thời nào cũng có…”
(Bình Ngô Đại Cáo – Nguyễn Trãi)
Đồng thời:
“Tôn vinh Văn Hiến giống nòi
Bước đi rực sáng lời thề Việt Nam”.
Dẫn nguồn:
https://vanminhsucsongviet.com/blog
https://vanminhsucsongviet.net/blog
THẢO LUẬN
Chưa có nhận xét cho Bài viết này.