LỄ SINH DƯỠNG TRÀ

( Trong truyền thống Văn hiến Dân tộc Việt)

Cũng như Âm nhạc Phi Vật Thể, Ẩm thực là Vật Thể đưa tâm hồn người ta đến đỉnh siêu thực để hoàn mỹ hiện thực. Mà trong đó, Trà là thức uống đặc biệt quen thuộc của hầu hết mọi người trong sinh hoạt thường ngày và còn thăng hoa trong yếu nghi thờ phượng được sách vở, báo chí...xưa nay đã nói cả rồi.

Thôi thì đủ thứ, nào của Tây, Tàu tứ phương kim cổ nhất là gần đây truyền hình còn chiếu cả "trà đạo" của xứ Phù Tang...một cách rất trân trọng.

Buồn thay một dân tộc sinh cư trên một đất nước có truyền thống ngàn năm Văn Hiến, được thiên nhiên ưu đãi mọi bề. Nhưng đến nay, trên bình diện xã hội nhân văn thì hầu như tuyệt tích Nghệ Thuật Dinh Dưỡng Trà nhuốm sắc Chủ nghĩa Duy Linh mà Tổ tiên Lạc Hồng đã dày công xây dựng trên suốt hành trình phát triển của lịch sử hàng ngàn năm Văn hiến ấy.

Do đó, tôi không dám đi sâu vào lịch sử cây trà, thực hành "trà đạo" của xứ người. Vì nó không liên quan gì đến nhu cầu thực tiễn của đại đa số độc giả trên các phương diện: giải khát dinh dưỡng, dược trị và thực hành các nghi thức thờ phượng theo nhận thức duy linh.

Trong phạm vi bài viết này tôi chỉ nêu ngắn gọn một ít lợi thực tiễn, được ứng dụng trong lĩnh vực Y mỹ thực, Dược trị và thăng hoa tinh thần qua yếu tố Duy linh mà Trà đã đem lại với tính chất cộng sinh trong đời sống con người.

 1. TRÀ TRONG Y MỸ THỰC DƯỢC TRỊ:

Kể từ khi Nguyễn Bỉnh Khiêm ngầm bàn mưu định kế để Nguyễn Kim thành công trong việc giúp Lê Trang Tông trung hưng nhà Lê và sau ông lại giúp Nguyễn Hoàng vào Thuận Hoá mở đầu cho cơ nghiệp gần 400 năm của Vương triều Nguyễn Phúc Tộc.

Sau khi Nguyễn Kim bị Trịnh Kiểm đầu độc "chứ không phải hàng tướng nhà Mạc đầu độc như một số sách vở đã viết và Trịnh Kiểm vốn xuất thân là ăn trộm". Nguyễn Bỉnh Khiêm một mặt tìm cách không cho bọn họ Trịnh ám hại Nguyễn Hoàng, mặt khác bí mật cho tâm phúc hướng đạo cướp đường, ngày đêm thẳng tiến vào phía Nam Hoành Sơn "Đèo Ngang". Cũng chính Trình Quốc Công Nguyễn Bỉnh Khiêm cung cấp thêm cho Nguyễn Hoàng cách dùng thuốc Bắc trong đó có các loại Trà pha chế vào Rượu và Thức ăn cũng như các công thức Dược trị, nhằm ngừa trị ôn dịch bệnh hoạn... Dinh dưỡng tăng cường sức khoẻ, dũng mãnh cho đoàn người Nam tiến. Nhờ đó, lực lượng Nguyễn Hoàng có đủ sự tinh nhuệ để làm tròn sứ mệnh lịch sử mở mang bờ cõi, tạo tiền đề thống nhất một giải giang sơn gấm vóc từ Ải Nam quan đến mũi Cà Mau sau này, kể cả các hải đảo Hoàng Sa,Trường Sa ... Cũng thuộc Hoàng triều Cương Thổ và Trà với các công dụng của nó trong mọi lĩnh vực chính thức được công nhận từ đây.

Đến triều Đức Thánh Tổ Nhơn Hoàng Đế Minh Mệnh cũng dùng Trà trong việc hoàn thiện các bí mật quân lương và trong ẩm thực dược trị của Hoàng Gia.

Và đến thời kỳ năm 1930-1935 cháu 14 đời của Nhập Nội Đại Hành Khiển Nguyễn Trãi từ đất Nghệ An vào giúp cho một số gia đình thuộc Hoàng phái hoàn thiện đến tuyệt mỹ về Dược trị và Y mỹ thực. Mà trong đó, dùng Trà với số lượng chủ yếu để chế biến.

Như trong 56 loại thức uống giải khát, dinh dưỡng trong các gia đình này suốt bốn mùa Xuân, Hạ, Thu, Đông 8 tiết. Các dòng rượu, bữa ăn... đều có dùng Trà phối hợp với hoa cỏ thơm, thảo dược để tinh luyện tăng sức dinh dưỡng, giải khát và ngừa trị bệnh đúng nghĩa.

Đơn cử như:  Trong rượu Triêu Dương Truyền Thọ, nếu không có Trà và lá Hồng Dương phối hợp thì không thể lấy vị làm hương thấu bình tự nhiên được và cũng không thể có màu sắc huyền ảo lung linh, hương vị thơm ngon như một số độc giả đã thưởng lãm. Rót ly rượu uống rồi và để ly không một thời gian rất lâu hương thơm vẫn còn quyện ở thành ly đáy cốc, cơ thể sảng khoái vô cùng. Và nếu không có Trà và lá Hồng Dương, Trường Sinh hương quế thì các loại rượu mạnh này không thể loại trừ được sự kích thích của men rượu làm nhức đầu, căng thái dương, rối loạn nhịp tim, tiêu hoá..v..v..Và đặc biệt là làm tăng tính giải khát dù đó là rượu mạnh.

Nhờ Trà mà các loại mắm hải, thuỷ sản mà hầu hết theo công thức truyền thống của người Hời truyền lại dù rất mặn, vẫn không làm ta khát nước, khô hầu và còn làm tăng thêm độ ngon và dinh dưỡng của loại thức ăn này.

Nhờ Trà mà nếp, gạo nấu cơm làm bánh thơm ngon hơn. Nhờ Trà mà trong các phương pháp Dược trị gia đình dùng chế ngự các bệnh thiên thời bình thường như nhức đầu, cảm - cúm, ho, rối loạn nhiễm trùng tiêu hoá làm đau bụng tiêu chảy ói mửa "thổ tả", kiết lỵ, viêm họng các loại, hơi thở hôi hám do các bệnh răng miệng, tiêu hoá gây nên...rất công hiệu.

Rồi cũng nhờ Trà làm chính mà các công thức dinh dưỡng đã phát huy kết quả không ngờ. Và còn nhiều lắm các công dụng thiết thực của Trà như: Dòng Thuốc Bổ tinh thần là một trong 28 dòng Thuốc mà Vua Minh Mệnh sáng chế....

Đơn cử công năng và tính an toàn của một số loại Trà như Trà hồng, Trà sen, Trà lài...

- Trà hồng được ướp từ hoa hồng tự nhiên, loại trà này gia đình chúng tôi chỉ dùng trong bữa ăn khuya, không bán.

Trà lài được ướp từ hoa lài tự nhiên, cũng dùng một số nguyên liệu trà như các nhà chế biến khác, nhưng chỉ khác ở chỗ là chúng tôi pha chế theo công thức Y Mỹ Thực cổ truyền và giải khát, dinh dưỡng đúng nghĩa nhằm trước hết giữ gìn sức khoẻ, tinh thần cho chính bản thân, gia đình, bạn hữu và một số bộ phận họ hàng mình.

- Trà sen, cũng được ướp từ hoa sen, lá sen non, ngó sen, hạt sen...và giải khát đúng nghĩa.

Các loại Trà trên có đặc điểm là nếu uống kèm với ít cà phê, rượu trong Hoàng Gia Vương triều Nguyễn thì đạt tính giải khát, sảng khoái tinh thần và đạt giá trị dinh dưỡng thể rất cao.

Khi dùng các loại Trà và các thức uống Y mỹ thực như vậy thì chỉ năm giây đồng hồ sau khi uống, tân dịch, tuyến giáp hoạt động rất điều hoà, giải khát dinh dưỡng rất tuyệt vời, tỉnh táo khoái hoạt lắm. Dù uống bao nhiêu vẫn không rối loạn nhịp tim - nặng ngực "nôm na là ép tim" bần thần trên đầu, không có cảm giác no giả tạo - xót ruột dẫn đến bất bình thường tiêu hoá. Còn nếu dùng làm gia vị để chế biến thức ăn thì tuyệt hảo. Nói ra không bằng thể nghiệm, mời quí độc giả hãy ghé qua Tri Nhân Hội Quán để dùng thử - có thể cảm nhận được hương vị CỘI NGUỒN VĂN MINH SỨC SỐNG VIỆT.

2. Lễ sinh dưỡng Trà trong gia đình truyền thống.

Tại gia đình con cháu vua Minh Mệnh, khi tiếng pháo giao thừa “Tống cựu nghênh tân” vừa điểm, trong gian thờ Liệt Thánh, án giữa thờ Đức Cao Hoàng, tả hữu thờ đức Thánh Tổ và Hiến Tổ, phía trong cao hơn là Đức Thái Tổ, Nguyễn Bỉnh Khiêm và Bùi Thị Xuân.

Cây có cội, nước có nguồn. Người có Tổ tiên theo nhận thức Duy linh có Trời – Đất, Ông – Bà, Cha – Mẹ, mới có con cháu. Kính trời – đất ở đức tin. Hiếu nghĩa với tổ tiên ở nghĩa phượng thờ hương hỏa. Lấy đó làm giềng mối thiết đặt gia phong, tài bồi truyền thống giáo dục luân lý gia đình. Kết hợp với kiến trúc gia cư bền vững còn nhằm gìn giữ truyền thống Văn Hiến giống nòi. Nhờ thế mà tổ tiên ta từ lập quốc đã hệ thống những thành tựu thực tiễn trong quá trình phát triển của lịch sử, thành truyền thống Văn Hiến di truyền lại cho chúng ta ngày nay.

Cho dù vì nhu cầu thời đại phải chạy theo người nhưng không biết đãi lọc tinh tế. Nhất là bất cứ ai, ở tầng lớp nào, nếu không biết gìn giữ phát huy truyền thống Văn Hiến thuần khiết giống nòi. Thì kẻ đó đừng mong gì nói đến văn minh, phát triển mà còn lại lai căn, làm cho người nước khác khó mà kính trọng, dẫn đến những nguy cơ nhãn tiền nếu ai để tâm cũng đều trông thấy.

Truyền thống hương hỏa thờ phụng Tổ tiên trong gia đình dân tộc Việt cũng nhằm mục đích như thế. Nếu ai xem nhẹ thì chúng ta không thể tin vào bất cứ điều gì ở người đó nữa.

Trà có nhiều thức với 5 vị Đắng, Cay, Ngọt, Mặn, Chua. Đầu xuân thì dùng đủ các thứ Trà với Chè nếp, cũng có cả 5 vị đồng thời với cà phê, theo đúng truyền thống Y Mỹ Thực của tổ tiên.

Riêng Trà khi dùng phải được bài thiết theo Lễ được gọi là Lễ Sinh Dưỡng Trà. Lễ này là một trong ba lễ lớn được di truyền lại từ xưa trong gia đình, chỉ thiết trong những ngày Lễ lớn, đêm rằm- mười sáu hàng tháng, khi có thượng khách và đón Giao thừa năm mới. Năm 1962 về trước còn có tấu nhạc mở đầu và phần cuối của Lễ.

Tùy theo trường hợp mà cách bài thiết có thay đổi đa dạng. Nếu đón giao thừa thì lấy Chiếu Tiền Quang (Noi gương người trước) làm chủ thể thiết Lễ.

Trước án thờ chính phải đặt 2 chiếc sập gụ và bên trên là một chiếc bàn chạm trổ để đặt Phả hệ, xung quanh bày theo thứ tự các thức Trà Lễ với những bộ Lễ bảo.

Hai bên sập gụ có hai chiếc ghế, một chiếc bên phải chạm rồng và bên trái chạm cẩn phụng dành cho 2 cụ lớn nhất trong nhà. Còn mọi người ngồi chung quanh chiếc bàn cẩn dành riêng cho Lễ trà. Cách vị trí Lễ thiết bốn mét đặt một lò than hồng rực tím và than được làm từ cây ổi “chỉ dùng than ổi trong nấu nướng”, trên lò có chiếc nồi đồng đựng hơn nửa cát trắng, bên trên cát đặt chiếc bình bằng bạc nguyên chất trong có chứa nước. Nước này trước đây được lấy ở đầu nguồn trên núi đem về đựng trong hai chiếc bình lớn, một chiếc làm cho nước mát lạnh tự nhiên còn một chiếc vẫn giữ cho nước bình thường. Đặt hai chiếc bình này vào giỏ mây ngâm dưới giếng nước trước 3 ngày.

Sau này thay nước đầu nguồn trên núi bằng nước giếng “miễn là đừng nhiễm phèn – mặn là được” đựng trong chiếc bình đá “loại đã làm cho nước mát lạnh và có cảm giác tinh khiết hơn”

Trong không khí tôn nghiêm hương trầm ngào ngạt, đèn nến lung linh… như có ánh mắt của tiền nhân chiếu rọi vào mỗi người như ánh nhật – nguyệt, trong hơi thở mỗi người như văng vẳng lời giáo huấn từ thiên cổ vọng về. Khi người Trưởng gia đọc Phả hệ, Kim sách giáo huấn gia đình và tất cả mọi người dự Lễ hát Tụng Trà Ca và Tụng Sinh Dưỡng Trà. Tiếp đó, hai người có trách nhiệm bắt đầu nghi thức Lễ. Tất cả gia đình đều trong tư thế hết sức tự nhiên trong giây phút này. Cảm giác tinh thần mọi người đều được khai phóng hoàn toàn tự do theo sinh triết: Giải khổ hành lạc.

Còn hương vị Trà thì tự nhiên không hề dùng hương liệu và hóa màu nhân tạo. Do đó uống vào không xót ruột, ép tim. Chỉ thấy sự sảng khoái và chỉ vài giây sau khi uống ta thấy hương thơm tự nhiên sảng khoái với sự điều hòa tân dịch, tuyến giáp trạng đáp ứng nhu cầu giải khát tuyệt vời. Mời mọi người hãy dùng đủ 5 vị Trà mới cảm nhận thực tiễn…

Nghi lễ thì nhiều nhưng ở bài viết này, người viết chỉ nhắm đến mục tiêu chính mà Tổ tiên ta mong ước. Và rất thiếu sót khi nói đến Văn hiến truyền thống mà không nói đến những thành tựu trong đời sống gia cư của dân tộc Việt. Mà hễ có đời sống gia cư thì phải có Y Mỹ Thực và các sinh hoạt Lễ nghi, Văn hóa khác…

Ngôi nhà Lá mái (không phải nhà mái lá, chúng tôi sẽ nói rõ hơn trông khuôn khổ một bài khác) trong lịch sử phát triển của cộng đồng dân cư, đã thừa kế truyền thống và chuyên chở cả Truyền thống Văn hiến Lạc – Hồng, trong đó Trà Lễ Tửu Lễ, Âm nhạc, Y Mỹ Thực và Dược Trị là tiêu biểu, hơn nữa nó là một yếu tố chính quyết định tính độc lập tự chủ và phẩm giá của giống nòi để ngoại bang nhìn vào phải kính trọng. Hai dân tộc Hàn, Nhật gần ta đây đã sớm hiểu ra và đã có chính sách, quốc kế dân sinh đúng đắn, kiên trì với lòng dân ái quốc vô bờ theo tinh thần trên. Nhờ thế trên thực tiễn họ đã đưa xã hội họ phát triển đầy đạo lý, kỷ cương vững chắc… đất nước họ từ chỗ nhược tiểu trở thành độc lập, tự chủ và phát triển giàu mạnh như vũ bảo hiện nay.

Nếu chúng ta có chính sách đúng đắn tái phát triển ngôi nhà Lá mái trong đời sống dân cư từ thành thị đến nông thông mà kiến trúc của nó trong đời sống cộng đồng Việt cho đến bây giờ, có lẽ hơn hẳn các kiến trúc bê tông cốt sắt của Âu Mỹ. Sự bền vững mọi mặt của nó như không sợ động đất, bom đạn khó xâm hại “thực tiễn đã thể nghiệm”. Xây dựng khoảng 3 tầng trở lại thì chắc chắn về mặt tiện lợi, giá thành, mỹ quan, sinh thái môi trường sẽ tuyệt vời . Đồng thời đưa chính sách Y Mỹ Thực truyền thống vào đời sống xã hội từ tuổi ấu thơ cắp sách đến trường thì chỉ vài thập niên sau sự kỳ diệu chắc chắn sẽ xảy ra.

Nếu đem bản sắc dân tộc mà nhân danh mọi thứ, nhưng nếu không gìn giữ và phát huy truyền thống Văn Hiến thì: “Đừng mong gì… và thật là đắc tội với Quốc Tổ và có lỗi rất lớn đến Ông – Cha ta đã dày công đắp xây nền Văn Hiến Lạc – Hồng”.

“Dân tộc Việt có truyền thống Văn Hiến huy hoàng tất phải có thương lai sáng lạn.”

Dẫn nguồn:
https://vanminhsucsongviet.com/blog
https://vanminhsucsongviet.net/blog